31/07/2014

Bệnh Ebola bùng phát tại Tây Phi


Đợt bùng phát virus Ebola chết người ở Tây Phi đã khiến các bộ trưởng y tế các nước trong khu vực nhóm họp để thảo luận về biện pháp ứng phó.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhà bảo trợ sự kiện kéo dài hai ngày tại thủ đô Ghana, nói rằng có 467 người thiệt mạng vì căn bệnh này tại Liberia, Guinea và Sierra Leone.
Số liệu mới nhất công bố ngày thứ Ba cho thấy số người thiệt mạng đã tăng thêm 38 phần trăm so với con số cập nhật gần đây nhất của cơ quan này vào tuần trước.
Keiji Fukuda, trợ lý giám đốc của WHO, bày tỏ tin tưởng rằng đợt bùng có thể được kiềm chế.
Tuy nhiên trong một cuộc phỏng vấn với Thông Tấn Xã Pháp, ông Fukuda nói rằng đây là “đợt bùng phát Ebola phức tạp nhất từ trước đến nay vì căn bệnh lây lan quá nhanh ở cả vùng nông thôn và thành thị.”
11 quốc gia châu Phi đang cử các giới chức đến hội nghị tại Accra, nơi mà WHO đang kêu gọi một “sự ứng phó mạnh mẽ” để ngăn chặn sự lan rộng của Ebola.
Căn bệnh thường gây tử vong này lây lan từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp qua máu hoặc qua chất dịch cơ thể từ người nhiễm bệnh.
Giới chức y tế đã có biện pháp nhằm hạn chế các cuộc tụ họp nơi công cộng, cách ly các bệnh nhân Ebola và theo dõi những người đã tiếp xúc với họ.
Tuy nhiên WHO nói những tín ngưỡng truyền thống, như các gia đình tự chôn cất người chết, đang cản trở những nỗ lực ngăn chặn virus Ebola lây truyền.
Hiện tại chưa có thuốc chữa trị hay vắc-xin cụ thể ngừa Ebola. Trước năm nay, đợt bùng phát Ebola gây chết người nhất là vào năm 1976 tại nước Cộng hòa Congo, khiến 280 người thiệt mạng.
                                                      ***
Tổ chức từ thiện quốc tế Bác Sĩ Không Biên Giới nói dịch bệnh Ebola tại Tây Phi đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát, và nỗ lực cô lập hóa những người có thể bị nhiễm loại vi-rút này không được thực hiện đủ.

                                         Virus Ebola, www.edwardmd.wordpress.com
 
Các giới chức nói rằng họ đã tìm thấy hàng trăm ca bệnh tại Guinea, Liberia, và Sierra Leonne và hàng trăm người đã chết.
 
Các bác sĩ nói rằng họ đã tới giới hạn của mình về những gì có thể thực hiện để chống vụ bộc phát bệnh này. Các bác sĩ nói rằng các cộng đồng địa phương lo sợ và thiếu hiểu biết về sự lan truyền của chứng bệnh này.
 
Tổ chức Bác Sĩ Không Biên Giới nói rằng một số người bị nhiễm tại các tang lễ, nơi việc kiểm soát không được thi hành. Tổ chức này cũng cho rằng sự lan truyền la do những người di chuyển đây đó tìm nơi điều trị và thăm thân nhân.
 
Tổ chức Bác sĩ không biên giới và Tổ Chức Y Tế Thế Giới đang cung cấp trợ giúp y khoa và các trợ giúp khác cho bộ y tế các quốc gia để giúp họ chiến đấu chống chứng bệnh này.
 
Chứng bệnh hay lây và gây chết người cực mạnh này được mang tên một giòng sông tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Hiện chưa được biết một cách chữa trị cụ thể nào để đối phó với dịch bệnh này.

                                                     ***
Tại Nigeria, nơi mà dịch bệnh đã được phát hiện lần đầu tiên vào thứ Sáu tuần trước, Bộ Y tế đã gửi đi các tin nhắn Twitter đưa ra lời khuyên cho người dân làm thế nào để tránh Ebola, căn bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp, và phổ biến các số điện thoại cấp cứu để gọi nếu họ nghĩ mình mắc bệnh.
Tại Sierra Leone, nơi mà một bác sĩ trưởng đang chiến đấu với Ebola qua đời vì dịch bệnh này vào ngày thứ Ba, chính phủ cho biết bác sĩ Sheik Umar Khan sẽ được chôn cất “tuân thủ nghiêm ngặt” những quy định quản lý những trường hợp tử vong vì Ebola.
Không có các vaccine hay phương thuốc chữa trị Ebola, căn bệnh với những triệu chứng như sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức cơ thể, và chảy máu không ngừng từ các vùng như mắt, tai, và mũi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số trường hợp mắc bệnh Ebola tại Tây Phi là khoảng trên 1200 người, với 672 người thiệt mạng tại Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Nguồn VOA.com



No comments:

Post a Comment