:: Ben Trần::
Tin cho biết
Schapelle Corby sau khi ra tù sẽ có cuộc
phỏng vấn với một đài truyền hình toàn quốc . Cô ta sẽ ký hợp đồng cho cuộc phỏng vấn “Tell
all story” nói hết sự thật, với cuộc phỏng vấn nầy cô sẽ được trả khoảng 3 triệu
Úc kim.
Schapelle Corby ,một cô gái Úc từ tiểu bang Queenland ,
năm 2005 cô ta đáp chuyến bay đến hòn đảo du lịch Bali (Indonesia) cô ta bị bắt
tại đây với tang vật 4.2 kí lô cần sa (marijuana) trong túi xách. Ngày
27/5/2005 cô Corby bị tòa án Indonesia tuyên án 20 năm tù. Đây là vụ án mà giới
truyền thông Úc tốn nhiều giấy mực nhất. Mỗi lần cô ta kháng án, mỗi lần cô ta
phải nhập viện là các đài truyền hình Úc có một bản tin nóng…Một phần cô nầy có
khuôn mặt đẹp, thân hình bốc lửa - lúc ấy mới 28 tuổi mà – các đài truyền hình
đâu bỏ xót các phóng sự nầy…Sau nhiều lần cô được tổng thống Indonesia giảm án
nghe đâu cô sẽ được trả về Úc vào tháng 12 năm nay. Các tay cò mồi ráo riết móc
nối để được độc quyền phỏng vấn trên Ti Vi.
photo www.schapell.net
Xin nhắc lại vài cuộc độc quyền phỏng vấn có số chi lớn
trên truyền hình Úc châu là :
1/ Hai thợ mỏ Brant Webb và Todd Russell sống sót sau mười
mấy ngày kẹt dưới lòng đất,được trả 2.6 triệu Úc kim cho cuộc phỏng vấn trên
truyền hình.
2/ Douglas Wood, người bị bắt cóc nơi chiến trường Iraq ,
sau khi được cứu có cuộc phỏng vấn với số tiền thưởng 400,000 Úc kim.
3/ Người kị kết tội oan là giết con mình,Lindy
Chamberlain, sau khi được hủy bỏ khỏi án chung thân bà có cuộc phỏng vấn và được
chi trả 150,000 Úc kim.
Tuần qua tay môi giới chuyên nghiệp Sean Anderson - người đã môi giới cho hai người thợ mỏ có cuộc phỏng vấn trên
đài truyền hình số 9 với giá 2.6 triệu Úc kim - tuyên bố sẽ tìm cách đạt thỏa
thuận với Schapelle Corby để phỏng vấn độc quyền với cô ta. Số tiền có thể lên
đến 3 triệu Úc kim. Vì cô ta có thể thố lộ cho chúng ta biết nhiều tin hấp dẫn
hơn về sự việc bị bắt, bị oan hay có tội thật chưa ai biết…và về hệ thống nhà
tù tồi tệ ở Indonesia….
photo www.au.lifestyle.yahoo.com
Bạn có thấy nghịch lý không ? Lúc bị bắt với đầy đủ tang
chứng mang theo,cô ta không thể biện minh,luật sư không thể bênh vực. Cô bị bản
án 20 năm. Ta có thể gọi là tội phạm. Bây giờ để kể lại hành động tội phạm cô
ta sẽ đạt được số tiền lớn nữa. Chánh phủ Úc, tòa đại sứ Úc tốn thì giờ và tiền
bạc rất nhiều trong vụ nầy. Chuyện nầy có gì hay ho, có gì đáng ca ngợi để các
đài truyền hình làm phóng sự rình rang ? Có lẽ đạo đức đã bị khuynh đảo bởi tiền
bạc và những chuyện “ruồi bu” ?
Ví dụ như một kẻ giết người xong bị kết tội,ngồi
nhà đá gở lịch xong…viết sách kể chuyện giết người thì có gì đáng ca ngợi cho
thiên hạ bỏ tiền ra mua sách. Nếu bạn mua sách của hắn chắc bạn cũng ngầm khuyến
khích hắn tiếp tục gieo tội ác ?
Hy vọng khán giã sẽ nhận ra đây là một chuyện “rác rưởi”
không đáng xem mà tẩy chay chương trình nầy.
:: Ben Trần
No comments:
Post a Comment