::Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ ::
Năm năm trước, tôi bắt đầu một cuộc
thử nghiệm - không phải do mình tự đặt ra - để nghiên cứu về sự kiểm duyệt ở
Việt Nam. Năm 2009, tôi đã ký một hợp đồng xuất bản một cuốn sách của mình ở Hà
Nội.
Cuốn sách mang tựa là "The Spy Who Loved Us," kể về câu chuyện
của Phạm Xuân Ẩn, nhà báo nổi tiếng nhất của Việt Nam trong thời chiến tranh
Việt Nam. (Ông kết thúc sự nghiệp của mình trong vai trò là trưởng văn phòng
tạp chí Time ở Sài Gòn.) Chỉ đến sau cuộc chiến chúng ta mới biết rằng An đã
nhận được hàng chục huy chương trong vị trí là một điệp viên cộng sản và phục
vụ như một vũ khí bí mật chết người của Bắc Việt Nam.
Người ta có thể nghĩ rằng cuốn sách
về một "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" sẽ được xuất bản tại
Việt Nam mà không có khó khăn gì, nhưng không ấn phẩm nào có thể xuất bản tại
Việt Nam mà không bị kiểm duyệt. Năm năm qua, tôi thấy nhiều người vẫn chắp vá
cuốn sách của mình. Khi một bản dịch cuối cùng đã được công bố vào năm 2014,
tôi bay ra Hà Nội để gặp gỡ những người kiểm duyệt - ít nhất cả nửa chục người
đã nói chuyện với tôi. Đây là những người tốt, dũng cảm, những người sẵn sàng
thừa nhận tình hình. Đằng sau họ là những đội ngũ dấu mặt đang điều khiển xã
hội Việt Nam.
Đội kiểm duyệt, một vài người trong
số đó còn đóng vai biên tập viên và nhà xuất bản của tôi, đã xin lỗi vì những
gì họ làm. Họ hy vọng mọi việc sẽ được cải thiện trong tương lai, nhưng cơn
sóng triều thì thực sự là ngược lại khi Việt Nam và Trung Quốc đang ngày càng
bắt giam các nhà báo, các blogger và các nhà văn khác vào trong tù. Đây là lý
do tại sao tôi phải đặt làm một bản dịch chính xác của cuốn sách và ấn hành
song song với cả hai phiên bản bị kiểm duyệt và không bị kiểm duyệt. Bản dịch
này đã được phát hành trực tuyến vào tháng Mười một, và tuần này tổ chức quốc
tế Index on Censorship sẽ công bố nhiều tài liệu hơn.
Các nhà kiểm duyệt đã cắt xén gì từ
cuốn sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép "yêu" đất nước Hoa Kỳ
hoặc thời gian ông học báo chí tại California. Ông chỉ được phép
"hiểu" Hoa Kỳ. Loại bỏ tên của những người Việt lưu vong và ý kiến
của họ. Cũng loại bỏ bất kỳ lời chỉ trích nào về Trung Quốc hay đề cập đến hối
lộ, tham nhũng hoặc hành động phi pháp của một số công chức. Thậm chí Võ Nguyên
Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam giành chiến thắng trước Pháp ở Điện Biên
Phủ năm 1954, người đã bị thất sủng trưóc khi qua đời vào năm 2013 cũng đã bị
cắt khỏi câu chuyện,.
Những sự kiện biết đến đã bị cắt ra
khỏi lịch sử Việt Nam: Chiến dịch thu gom vàng năm 1946, khi Hồ Chí Minh đã trả
một khoản hối lộ lớn cho Trung Quốc để họ rút ra khỏi miền Bắc Việt Nam; các
chiến dịch cải cách ruộng đất đã thất bại trong những năm 1950; cuộc di cư của
các "thuyền nhân" sau năm 1975; cuộc chiến tranh năm 1978 tại
Campuchia; cuộc chiến tranh biên giới chống Trung Quốc vào năm 1979. Đoạn nói
về cuộc Nam Tiến, di cư về phía nam của lịch sử người Việt, trong đó người Việt
đi xuống phía nam dãy Trường Sơn, chiếm các lãnh thổ trước đây của người
Thượng, Chăm, Khmer và các "dân tộc thiểu số" khác cũng đã bị cắt.
Ước muốn được hỏa táng và tro được rải xuống sông Đồng Nai của Ẩn đã biến mất.
Việc này lại được thay thế bởi một khung cảnh mô tả tang lễ nhà nước của ông
với lời ca tụng do người đứng đầu tình báo quân sự tuyên đọc.
Ngoài ra còn có một danh sách dài các
"lỗi" trong bản dịch của Hà Nội, những từ ngữ mà các biên tập viên
Việt Nam của tôi hoặc đã hiểu sai hoặc cố ý hiểu sai , chẳng hạn như "viết
mướn" (ghost writer), "phản bội" ( betrayal) "hối lộ"
(bribery) "lừa lọc" (treachery), "khủng bố"
(terrorism),"tra tấn"(torture) "các tổ chức mặt trận"
(front organizations), "dân tộc thiểu số" (ethnic minorities) và
"trại cải tạo" (reeducation camps).
Người Pháp cũng như người Mỹ
không được phép dạy người Việt bất cứ điều gì. Việt Nam chỉ tạo ra những người
đi định cư chứ chưa bao giờ tạo ra người tị nạn. Các tham khảo xem chủ nghĩa
cộng sản như một thứ "thần thánh thất bại" bị cắt bỏ. Mô tả mình có
cái đầu của người Mỹ được ghép vào thể xác một người Việt của Ẩn đã bị cắt.
Trong thực tế, tất cả các câu chuyện của ông đều bị cắt bỏ, chưa kể đến phân
tích của ông về cách những người cộng sản thay thế cái nhà nước cảnh sát của
Ngô Đình Diệm bằng một nhà nước cảnh sát của riêng mình. Ở phần cuối của cuốn
sách của tôi, toàn bộ trang ghi chú và các nguồn dẫn cũng đã biến mất.
Thực ra, những thay đổi ma mãnh nhất
xảy ra ở giai tầng ngôn ngữ. Ẩn sinh ra bên ngoài Sài Gòn. Ông là một người dân
miền nam. Nhưng các ngôn từ và các điều kiện văn hóa khác của miền Nam đã bị
xén tỉa khỏi văn bản, thay thế bằng loại ngôn ngữ của người miền Bắc từng tràn
ngập Sài Gòn vào năm 1975.
Kiểm duyệt liên quan đến việc kiểm
soát chính trị và sự khẳng định quyền lực, nhưng trong trường hợp này nó cũng
liên quan đến việc kiểm soát bộ nhớ, lịch sử và ngôn ngữ.
Ghi nhận những sự thực này, tôi không
nhằm khiếu nại về bất kỳ khó khăn đặc biệt nào. Những cây bút người Việt đã còn
phải chọn sự im lặng, sống lưu vong và chịu đựng rất nhiều đau khổ. Tôi chỉ làm
nổi bật những thực tế cái ý định của một chế độ muốn bảo vệ những đặc quyền của
mình.
Ở Việt Nam, cả quá khứ và cách bạn
nói chuyện về những gì đã qua đều là tài sản của nhà nước.
:: Lê Quốc Tuân dịch
Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa bao giờ có ngành BÁO CHÍ , cái họ có là ngành TUYÊN TRUYỀN
ReplyDeleteĐứng vậy anh Tám Tàng , đảng CS không có ngành báo chí, chỉ có ngành tuyên truyền mà thôi. Bởi vậy mọi ngành báo, radio ,Tivi đều phục vụ cho việc tuyên truyền cho chính sách của đảng mà thôi. Dù đúng hay sai ngành truyền thông đều hùa theo đảng...
ReplyDelete