:: Ben Trần (chuyển ngữ)
Người đàn bà 25 tuổi đã bị ném đá đến chết, bên ngoài tòa án ở Lahor,
Pakistan.
Tội đáng chết nầy là gì? Tội lấy người đàn ông mà cô ta yêu.
Farzana Iqbal bị ném đá ngay trước tòa án Lahor,Pakistan ảnh Reuters
Cô gái tên Farzana Iqbal, bị cha,hai người anh và vị hôn phu cùng xúm
lại ném đá ngay trước tòa án tối cao ở Lahore. Ông Cheema ,cha của cô gái đã
thú nhận như vậy. Cô bị thương sọ não trầm trọng và bị chết trên đường đến bệnh
viện. Các nghi can đã bỏ chạy khỏi hiên trường. Nhưng cha cô đối mặt với cảnh
sát và thú nhận tội ném đá. Ông cho đó là tội đáng chết. Chết cho danh dự của
gia đình. Cô Farzana Iqbal đã được gia đình xắp xếp ,hứa hôn với người đàn ông
khác trước đó nhưng cô không hề yêu thương. Cô quyết định làm lễ cưới với người
đàn ông mà mình yêu. Hôm đó cô quyết định đến tòa để tự đấu tranh cho quyền tự
do của mình và đã bị chính người của gia đình cô xử thật dã man.
Mỗi năm có khoảng 1000 người đàn bà bị xử như thế mà họ gọi là “Honour
killing” (tạm dịch: giết cho danh dự). Theo tổ chức đấu tranh cho nhân quyền ở
Pakistan (Aurat Foundation) thì con số chánh thức có lẽ còn cao hơn gấp nhiều
lần. Có nhiều trường hợp được mang ra tòa xử nhưng phải chờ đợi đến cả năm
trời. Và kẻ phạm tội (ném đá) được trả tự do. Luật Pakistan cho phép gia đình
nạn nhân THA TỘI kẻ ném đá.
Nhưng trong những vụ “giết cho danh dự” như thế, gia đình ủy thác cho
vài người trong gia đình hành xử; và khi đối mặt với luật pháp, chính những
người trong gia đình họp lại xin tha thứ. Người đại diện cho tổ chức Aurat
Foundation cho rằng: “Đây là một khuyết điểm lớn trong luật pháp nước nầy. Chúng tôi
đang đối diện với sự khủng hoảng trầm trọng trong vấn đề nầy”.
ảnh: sikharchives.com
ảnh: Iranaware.com
Cũng nên biết Brunei, một quốc gia giàu dầu lửa trong vùng Châu Á , quốc
hội Brunei cũng đã thông qua và chấp thuận luật ném đá,luật chặt tay,chặt chân…
vào năm nay.
Ben Trần ( chuyển ngữ)
Theo Sydney Morning Herald
Trong kinh thánh có chuyện về luật này, có lẽ có từ thời Chua Jesu. Một người đàn bà ngoại tình bị trói vào một nơi và mỗi người đi ngang qua ném vào bà 1 hòn đá, Khi chúa Jesu đi ngang qua Ngài nói " Trong tất cả các ngươi, nếu ai xét thấy mình không có tội thì hãy ném đá vào người đàn bà này " , thế là mọi người không ai ném bà ta vì họ tự xét xử mình và cảm thấy xấu hổ khi bản thân mình cũng có tội mà lại đi xét xử người khác. Và người đàn bà đã được Chúa Jesu cứu. Là một bài học cho chúng ta
ReplyDeletetrích dẫn môt đoạn về Phúc Âm Gioan : Còn Đức Giê-su thì đến núi Ô-liu. Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: "Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao ?" Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói: "Này chị, họ đâu cả rồi ? Không ai lên án chị sao ?" Người đàn bà đáp: "Thưa ông, không có ai cả." Đức Giê-su nói: "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !"
ReplyDeleteĐây là một phần trong Phúc Âm có phải để chúng ta suy nghĩ về hành động xét xử của chúng ta với đồng loại hay không ?
Cám ơn cô KIm Nguyễn đã trích đẫn đoạn phúc âm trên. Thật đáng để học hỏi thêm.
DeleteVâng chị Kim nói rất đúng, ca dao VN có câu : Chân mình thì lấm bê bê , lại đi lấy đuốc mà rê chân người . Quá đúng chị nhỉ
ReplyDelete