26/04/2015

Người lính già


        :: Ben Tran ::
Hôm qua 25-4-15 ngày ANZAC Day  của Úc . Các bạn trong facebook ở Úc ai ai cũng chia sẻ chút ít niềm hân hoan và hình ảnh về ngày nầy. Cao điểm của ngày nầy là các hậu duệ của các chiến binh Úc bay đến Gallipoli ( Thổ Nhĩ Kỳ ) để dự lễ  ANZAC. Ai không đến được Gallipoli thì tề tựu về nơi tiến hành lễ của địa phương mình.






 Nhân dân Úc tổ chức lễ lộc một cách trọng đại cho ngày nầy để các hậu duệ và con cháu Úc nhớ về thế hệ ông cha và đàn anh hy sinh xương máu để giử gìn đất nước Úc an bình và phát triển. Trong các bài diễn văn các vị lãnh đạo, các chánh trị gia của Úc thường chỉ nhắc lại 1 giai đoạn ngắn của “biến cố” Gallipoli và cám ơn các chiến sĩ hy sinh cho đất nước. Các vị không hề mạc sát nguyền rủa kẻ thù, cho dù kẻ thù trong quá khứ hay kẻ thù đang đối diện ( quân khủng bố ). Không hề khuyến khích công dân mình như “ đường vinh quang xây xác quân thù…” Cái hay của tụi Tây phương là chổ nầy , làm rất được việc nhưng không hô hào đao to búa lớn. Nước Úc muốn được an bình, giử vững sự tự do Úc đã góp 1 bàn tay vào chiến tranh Việt Nam. Úc đã gởi quân tham chiến ở Afghanistan ,ở Iraq( hai lần) để cùng ngăn chận sự phát triển của chũ nghĩa khủng bố.

Ngày xưa khi các chiến binh Úc từ VN trở về không được tiếp đón nồng hậu lắm, vì dân chúng không hiểu rõ, giới truyền thông không quảng bá rông rãi về mục đích sự can dự của quân đội Úc tại VN là để ngăn chận làn sóng Cộng Sản. Ngày nay quân đội Úc tham chiến ở nước ngoài đều được nhân dân và các đảng phái hậu thuẩn tối đa. Thế nên Úc tham chiến ở Afghanistan và Iraq (2 lần ) đều được đưa đi và đón về một cách trọng đại.

Thời trai trẻ của tôi không được gần gủi các anh lính Úc, qua đến đây có cơ hội quen được vài ông cựu quân nhân Úc, thật lý thú. Ông thợ hớt tóc của tôi và các con tôi là một cựu chiến binh Úc từng tham chiến tại Nam Việt Nam (khoảng 1966 đến 1972). Gia đình tôi đến hớt tóc với ông suốt 36 năm ( giờ ông đã về hưu,tôi mất một ông thợ hớt tóc hay và thân thiện…). Mỗi lần đến là một lần có những câu chuyện hay về VN mà ông có rất nhiều kỹ niệm.

Vùng Bà Rịa, Núi Đất là vùng trách nhiệm của lính Úc. Có lần ông kể tôi nghe tiểu đội ông phải hành quân tảo thanh vào một ngôi làng có CS đang trà trộn vào dân…Ông biết đi đâu đều bị các mật báo viên theo dõi, lần nầy họ cố tình để các      “ cô gái giao liên” theo dõi. Trời đang mưa lất phất các ông lính Úc trùm Poncho đường đường chánh chánh đi vô. Loại poncho là loại áo mưa rộng thùng thình, vuông vứt ở giửa có lổ để đầu xuyên qua. Mười hai ông lính ngụy trang cõng 12 người lính khác trùm poncho đi vào. Giả bộ lục soát, một giờ sau cũng 12 ông đi ra. Mười hai ông được cõng vô lúc nãy bí mật nằm lại. Các cô giao liên báo cáo 12 ông đi vô, bây giờ 12 ông đã về…các ông du kích từ hầm hố cá nhân xuất hiện liền bị hốt gọn.!! Quả là một cái mẹo rất hay.

Tết Mậu Thân 1968, các tỉnh thành miền Nam đều bị ảnh hưởng nặng nề. Thành phố Huế hơn 1 tháng trời sau quân đội VN cộng hòa mới làm chủ tình hình trở lại. Tại Bà Rịa,Vũng Tàu lúc đó cũng đang bị chiếm. Các lính Úc dùng loa gắn trên trực thăng kêu gọi nhân dân hãy bỏ nhà tập trung về sân vân động thành phố ( mục đích là để tách dân chúng ra khỏi cộng sản ) sau đó các anh lính Úc đi gỏ cửa từng nhà, lục soát và diệt gọn cán binh CS.
 Trong 24 giờ đồng hồ quân đội Úc làm chủ tình hình thị xã Bà Rịa.

Hơn 1 năm nay tôi không có dịp gặp lại cụ cựu chiến binh nầy nhưng những câu chuyện nhỏ ông kể tôi nghe không bao giờ quên.
Tưởng ngày ANZAC năm nay tôi gặp lại ông trong đoàn người diễn hành nhưng đã thất vọng…

:: Ben Trần
                                (Diễn hành năm nay tại Sydney, Úc Châu )

2 comments:

  1. Câu chuyện anh Ben kể về ông lính già cắt tóc cảm động quá , mỗi lần em thấy những người già là nghĩ đến ngày xưa họ từng đi lính bỗng dưng em cảm thấy mình nợ họ nhiều lắm

    ReplyDelete
  2. Cám ôn Ben Tran nhiều về ký sự ANZAC của anh

    ReplyDelete