:: Chi Nguyễn sưu tầm::
Trò này lấy chữ mà chơi, ai nhiều chữ nấy thắng.
Cách chơi khá đơn giản.
Cứ đề ra chữ
nào đó mối đứa lấy giấy bút ra kê, xong đếm lại, ai nhiều hơn sẽ thắng. Ví dụ: Lấy chữ “cà”-Cà phê, cà ri, cà rà , cà rá, cà cuống,
cà rốt, cà sa, cà rỡn, cà nhắt, cà khịa, cà mèn… cà riềng tỏi, cà kê dê ngỗng,
cà lăm cà lặp, cà răng căng tai…
Tôi có thằng bạn tên Đạo, thằng này có biệt
tài chọi chữ. Lần nào chơi nó cũng thắng. Nó có những từ rất đặc biệt, có khi
người khác cãi, nó đem từ điển tới, ai cũng chịu. Nó có một chữ “cà” hết sức lạ
lùng là “cà ràng”. Từ điển lớn và mới nhất mới thấy ghi từ này: Đó là thứ lò đất
nung dùng trên ghe thuyền ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lò gồm ba ông táo nhỏ
gắn trên cái đế bằng đất nung.
Miền Nam có thành ngữ cà rang cà đụng. Thằng Đạo có vốn từ giàu chẳng ai bằng.
Từ ngữ ba miền, mới cũ nó đều thông.Trò chọi chữ khởi đi từ lớp tôi lan sang những lớp khác. Thế là mỗi lớp thành lập đội tuyển chọi chữ. Đội tưởng có ba thành viên. Năm ấy Đạo, Lê và tôi được cả lớp tín nhiệm cử đi thi đấu với lớp ngũ bốn, nghĩa là lớn hơn lớp tôi hai năm.
Đây là cuộc thi không cân sức thế nhưng đội tuyển lớp tôi đã thắng.
photo google.com
Muốn chọi chữ giỏi phải có chữ nhiều. Có vốn
từ phong phú, mà vốn từ chính là vốn sống. Chúng tôi những cậu bé mười lăm vốn
sống chưa đựng đầy chiếc túi nhỏ, lấy chữ
đâu mà chọi. Hồi đó nhà tôi có quyển Từ điển tiếng Việt của Hội Khai Trí Tiến Đức. Quyển sách bọc bìa vải đen,
khổ to và dày, ôm không nổi, làm sao học cho
hết? Thằng Đạo bày : “tìm chữ lạ mà học” Ôi không biết bao nhiêu chữ nghĩa làm sao học. Tuy chỉ mới lớp sáu nhưng
trình độ học sinh thời đó đã khá nên
chúng tôi biết liệt kê theo cách các nhà làm từ điển, theo A,B,C…Học
sinh thời nào cũng có nhiều trò chơi, hầu hết những trò chơi đó đều bị thầy cô và nhà trường cấm. Tiếng trò chọi chữ là trò chơi trí tuệ, có lợi cho môn văn và nhất là lại có cái lợi thiết thực khi chơi trò này trong lớp bớt náo loạn ồn ào nên được nhà trường khuyến khích.
chúng tôi biết liệt kê theo cách các nhà làm từ điển, theo A,B,C…Học
sinh thời nào cũng có nhiều trò chơi, hầu hết những trò chơi đó đều bị thầy cô và nhà trường cấm. Tiếng trò chọi chữ là trò chơi trí tuệ, có lợi cho môn văn và nhất là lại có cái lợi thiết thực khi chơi trò này trong lớp bớt náo loạn ồn ào nên được nhà trường khuyến khích.
Thường vào cuối tháng năm đầu tháng sáu, khi kỳ thi đệ
nhị tam cá nguyệt (học kỳ 2) đã xong,
không khí học tập có phần uể oải, lơ là, thầy cô cũng nới tay, đó là lúc trò chọi chữ nở rộ. Chiều hôm ấy học
sinh tổ chức cuộc thi chung kết chọi chữ giữa
lớp Thất Ba đấu với Ngũ bốn. Chữ bốc thăm đem ra chọi là chữ “ăn”, một chữ rất giàu có của tiếng Việt: ăn thề, ăn vạ, ăn gian, ăn mày, ăn xin,
ăn hiếp, ăn sương… ăn xổi ở thì, ăn tươi nuốt sống, ăn vóc học hay, ăn mặn nói
ngay, ăn xem nồi, ăn không ngồi rồi, ăn nên
làm ra…
Đội Thất ba thắng đội Ngũ bốn nhờ có ba chữ
ăn thuộc loại quái chiêu : ăn ong ( đi tìm mật ong), ăn đàng sóng nói đàng gió
(nói năng ngang ngược), ăn lông ở lỗ.
Công đầu thuộc về thằng Đạo. Chữ nó nhiều vô số.Tôi đinh ninh sau này thằng Đạo thế nào cũng làm nghề nghiệp gì liên quan đến chữ
nghĩa. Nó sẽ thành nhà soạn từ điển. Tôi tin từ điển hắn soạn ra chẳng thiếu chữ nào. Thằng Đạo làm luận hay lắm. Bài hắn kỳ nào cũng được thầy đọc cho cả lớp nghe. Hắn còn giỏi văn nghệ, làm thơ, viết báo tường. Hắn là một học sinh kiểu mẫu mà thầy cô lấy ra làm gương cho chúng tôi noi theo.
“Xã hội” học trò chỉ có hai “giai cấp” học
giỏi, học dở. Hai nhóm này chẳng cố định và cũng chẳng thấy có đấu tranh gì gay
gắt cả. Tháng này học nhiều, đứng cao, tháng sau lười biếng rơi xuống cuối sổ
trở thành nhà lực sĩ đội trên đầu bốn mươi bạn đồng lớp, thế là chuyển từ giai
cấp này sang giai cấp kia.Học
xong ra đời chẳng thế. Cuộc đời tàn nhẫn hơn. Với sự có mặt của gia thế nó đóng đinh số phận con người vào một vị trí
nhất định và trừ khi có phép lạ mới nhảy
từ cấp dưới lên cấp trên. Thế nhưng rủi ro sơ sảy, chỉ trong chốc lát rơi tới đáy lầm than!
Ra đời mỗi học sinh một hoàn cảnh. Có kẻ
học rất giỏi lại chẳng ra gì. Có đứa học dốt
kiếm được chỗ đứng trên cao. Tôi thuộc hạng này. Thuở còn đi học tôi học hành tầm thường thế nhưng khi vào đời
lại làm vị quan toà xét xử và định đoạt số
phận kẻ khác.
Có lần xử án, cảnh
sát lôi từ xe bít bùng xuống một người đàn ông đẩy hắn tới trước vành móng ngựa.
Tôi ra lệnh mở còng. Trông hắn rách rưới thỉu não, tồi tệ. Hắn bị đưa ra toà về tội trộm.
Một tên trộm
hạng bét, tầm thường. Tôi bảo hắn khai tên họ,
tuổi tác, nghề nghiệp, chỗ ở. Khi hắn ngẫng đầu lên tôi đã ngờ ngợ, nhưng chưa tin vào mắt mình. Tại sao
trông hắn giống như thằng Đạo, vua chọi chữ cách đây hai mươi năm thời chúng
tôi còn là học sinh ngồi chung bàn? Tuy giờ đây cuộc sống nhọc nhằn đã khiến cho hắn
già cả tiều tuỵ.
Tôi tự nhủ: Lẽ nào người ấy
là thằng Đạo, thằng học trò thông minh học giỏi, hạnh kiểm tốt, đầy tài năng lại chịu cảnh khốn cùng đến nỗi di vào
ngõ cụt như thế này? Tôi nhận ra hắn nhưng
hắn vẫn chưa ngước lên nhìn tôi.
Cũng khó mà nhìn ra tôi. Ngày trước tôi là cậu học
sinh ốm o và nhỏ nhất lớp song giờ đây tôi đã trở thành vị quan toà phương phi bệ vệ, mặc áo choàng đen ngồi
trên chiếc ghế uy nghi.
Chung quanh tôi là một quang cảnh đầy sự tôn kính và
đang làm cái công việc định đoạt cho số phận con người nhỏ nhoi hèn mọn đang đứng trong vành móng ngựa dưới kia.
Tôi hỏi:
-Tên họ?
Tôi hỏi:
-Tên họ?
Hắn ngẫng lên
nhìn tôi. Hình như hắn cũng có tâm trạng như tôi, nghĩa là lẽ nào thằng bạn
ngày xưa lại là người xét xử hắn. Hắn cúi xuống, không trả lời. Tôi giục:
-Họ và tên, khai đi! Và hắn
ngước nhìn lên một lần nữa. Bây giờ chẳng còn nghi ngờ gì. Chúng tôi đã nhận ra nhau trong một tình cảnh cực kỳ
oái oăm và khó xử cho cả hai. Tôi đùa:
-Này “vua chọi chữ”…
Hắn hỏi:
-Cái
gì? Nhái bén chàng hiu (Biệt hiệu của tôi thời học sinh)?
Tôi nói:
-Có một
chữ rất dễ…
Hắn hỏi:
-Chữ gì?
-Tên họ của mình…
Hắn buồn bã lắc
đầu. Hình như hắn không muốn đem cái chữ “đạo” ra chọi với cuộc đời, với hoàn cảnh
éo le bây giờ. Hắn muốn giữ cái tên tuổi tốt đẹp đó cho quãng đời học sinh tuyệt vời ngày trước mà
thôi.
Tôi cố ép hắn:
-Này vua chọi chữ đừng có giấu nữa. Lấy chữ
Đạo ra chọi nhé – và rồi tôi ứng khẩu đọc một lô – đạo diễn, đạo sĩ, đạo đức, đạo
hạnh, đạo đồng, đạo mạo…Hắn nói:
-Thiếu hai chữ.
-Thiếu hai chữ.
-Hai chữ gì?
Hắn cười:
-Đạo chích, đạo tặc! (trộm cắp)
-Đạo chích, đạo tặc! (trộm cắp)
Hắn không xin
giảm án. Hắn không chịu nhún mình. Hắn vẫn giữ được tính cách cao ngạo dễ thương thời còn đi học. Hắn lãnh
án. Đưa hai tay ra cho người ta còng, bước
ra, vừa đi vừa cười./.
::Quý Thể
Còn một chữ nữa liên quan đến chữ "đạo" mà tác giả chưa nhắc tới. Chắc mấy bà dạy toán không quên hai chữ "Đạo hàm" ?? còn một chữ đạo nữa là " Đạo dừa" không biết có nên kể vô không ?
ReplyDelete
ReplyDeleteđạo văn
địa đạo
đắc đạo