Kính thưa anh Bảo Quới,
Đọc lá thư của anh , tôi suy nghĩ gần cả tuần lễ, nhưng cuối cùng cũng
không thể làm cách nào giải quyết cho vấn đề vẹn toàn cả anh ạ, bởi vấn đề ở
đây
không phải là do chúng ta quyết định , mà vấn đề là ở hai đứa trẻ. Quả thật
, nếu nói khó thì không khó nhưng bảo là dễ thì cũng chẳng dễ.
Các cháu đã lớn, hơn nữa các cháu đã chung sống như vợ chồng, dù thế nào
thì cũng đã " Loạn luân " rồi, mà sự loạn luân này chúng ta có thể
tha thứ được , bởi lẽ cả hai đều không biết mình đã phạm tội loạn luân.
Vấn đề người đáng trách ở đây có lẽ là anh , thật vậy, giá như anh âm
thầm tìm hiểu cho kỹ, khi đã biết chắc chắn cậu ấy là con trai của mình thì
theo tôi anh chọn giải pháp im lặng, chuyện đã xảy ra thì cũng đã xảy ra rồi,
anh có cấm cũng không được, anh cũng biết trẻ con bên này "đặt" đâu thì cha mẹ ngồi đó.
Có lẽ anh cũng nghe nhiều câu chuyện ở đây , ở Vn , ở các nước khắp nơi
trên thế giới , cha lấy con, anh lấy em, mà những câu chuyện đó là họ biết mình
đã phạm tội nhưng vẫn làm.
Tôi không chấp nhận những câu chuyện như thế, tuy nhiên có những điều
chúng ta nên suy xét một cách thông thoáng và hợp tình hợp lý.
Trước hết anh nên chăm sóc sức khỏe cho bà nhà, khuyên bà ấy nên bình
tĩnh lại, từ từ tìm cách giải quyết.
Theo ý tôi , khi bà nhà đã khỏe mạnh, có lẽ anh nên đưa bà nhà đi Anh
Quốc một chuyến. Qua bên đó, hai ông bà tìm gặp người vợ cũ, cả 6 người, hai
ông bà , vợ chồng bà Hạnh (người vợ cũ), hai cháu...ngồi xuống nói rõ câu
chuyện từ xưa đến nay. khi bà Hạnh xác nhận cháu chính là con anh, thì
anh giải thích cho các cháu hiểu gia đình không trách các cháu bởi lẽ là chuyện
xảy ra ngoài ý muốn. Có điều anh nên cho các cháu biết đồng huyết thống nếu
sinh con thì có thể sinh ra những nhiểm sắc thể giống nhau và những đứa bé sẽ
bị dị dạng, nhất là sẽ bị những chứng bịnh về đường huyết, rất yếu ớt và có thể
không sống được.
Khi đã đủ mặt tất cả, đã giải thích , thì tôi nghĩ các cháu lúc đó sẽ
cảm nhận được mình chính là hai anh em ruột cùng cha chỉ là khác mẹ mà thôi
Sự cảm nghĩ khi có mặt đầy đủ cha mẹ sẽ khiến tình anh em trổi dậy và
các cháu sẽ có quyết định đúng đắn mà thôi, cậu con trai trước mặt cha mẹ sẽ
thấy mình là 1 người anh, và cô con gái trước mặt cha mẹ mình cũng cảm nhận
được người bạn trai mình đang sống chung chính là half brother của mình.
photo thedairiburger.com
Không còn cách nào khác anh ạ, dù anh có nhìn nhận cháu là con , thì
cháu cũng không tin đó là sự thật ngoại trừ mẹ cháu xác nhận. Nên tôi chỉ mong
anh chị nên đi gặp bà Hạnh một lần , ba người lớn đều nói đều khuyên răn và cho
các cháu thấy rõ sự lợi hại nếu tiếp tục chung sống cũng nhau.
Vết thương nào rồi cũng sẽ lành theo thời gian, khi các cháu đồng ý xa
nhau thì mỗi người sau này cũng sẽ có cuộc sống riêng và chuyện này coi như một
giấc mơ, mọi người nên quên đi để tiếp tục đi tới. Đừng ai nhớ đến và cũng đừng
ai nhắc đến, đó là một vết thương và nên để cho nó lành theo thời gian. sẽ rất
khó nhưng không có gì là không thể.
Có điều tôi cũng nhắc anh rằng rất có thể các cháu vì đã quá yêu nhau
nên không chấp nhận và vẫn sống cùng nhau thì anh chị cũng phải chấp nhận thôi.
Viết Nam mình có những bộ tộc xa
xưa họ chỉ cho con cháu anh em trông bộ tộc lấy nhau mà thôi , lý do là họ
không muốn đưa người của bộ tộc khác vào bộ tộc của mình.
Hiện nay người Tinneh ở Bắc Mỹ thuộc Anh. Letourneau đã thu thập các
thông tin về tình trạng đó ở người Indian Chippewa, người Cucus ở Chile, người
bản xứ Caribe, người Karen ở Myanmar , họ vẫn duy trì tình trạng chung sống
"loạn luân " ( theo suy nghĩ của chúng ta ) nhưng đối với họ thì đó
không phải là loạn luân mà đó là sự duy trì huyết thống gia tộc, họ cảm thấy có
lỗi với gia tộc nếu lấy người ngoài họ tộc. Cho nên quan niệm loạn luân hay
không chính là do sự giáo dục suy nghĩ của từng dân tộc
Tôi xin trích dẫn sự phân tích về quan hệ tính giao gia truyền của nhà
sử học Morgan. Ông đã nói về quan niệm của các sắc dân kể trên như sau:
1-Gia đình huyết tộc, giai đoạn đầu tiên của gia đình. Lúc này, các tập
đoàn hôn nhân đã tách ra theo các thế hệ: tất cả ông bà, trong phạm vi gia đình,
đều là vợ chồng của nhau; con của họ, tức là tất cả bố mẹ, cũng thế; con của
đời thứ hai, tức là các cháu, lập thành nhóm vợ chồng chung thứ ba; rồi con của
họ, tức là đời thứ tư, lập thành nhóm thứ tư. Vì thế, trong kiểu hôn nhân này,
chỉ có tổ tiên và con cháu, cha mẹ và con cái, là không có “quyền hay nghĩa vụ
vợ chồng” (như ta vẫn nói) đối với nhau. Còn anh chị em ruột, anh chị em họ ở
bậc nào đi nữa thì đều là anh chị em, chính vì thế nên đều là
vợ chồng, của nhau. Ở giai đoạn này, quan hệ họ hàng của anh chị em đương nhiên
cũng bao hàm cả việc quan hệ tính giao giữa họ với nhau2*. Ví dụ điển hình của kiểu gia đình đó là
các hậu duệ của một cặp vợ chồng: họ đều là anh chị em, và đều là vợ chồng, của
nhau; trong phạm vi từng đời một.
Chúng ta không phải là những sắc
dân đó, nhưng câu chuyện của hai cháu là ngoại lệ thì chúng ta vẫn có thể tha
thứ được nếu các cháu không chấp nhận thì chúng ta phải chấp nhận mà thôi. Tuy
nhiên tôi vẫn hy vọng là các cháu sẽ hiểu ra.
Chúc ông bà thành công và mong ông bà được nhiều sức khỏe.
:: Kim Nguyễn
Cảm ơn Kim Nguyễn, lời khuyên của bạn thật sâu sắc , hợp với hoàn cảnh , bạn nói đúng đấy không khuyên được thì học cách chấp nhận thôi, hoàn cảnh mà . Không biết từ khi nào mà NT đã biết trông ngóng những bài tơ lòng và những lời phân tích của Kim Nguyễn , thật hay và thật hấp dẫn, phải khen KN một câu thôi, bạn quả là đa tài, thông minh và sắc sảo , hiểu biết rộng và ...rất dịu dàng khi xoa dịu những vết thương lòng
ReplyDeleteCho xin hỏi cô Kim Nguyễn một câu: Nếu cô gái đã mang thai rồi thì làm sao? Cô và các bà có khuyên hai người nên dứt bỏ ra đi hay không? Trường hợp nầy có khả năng xảy ra rất cao mà....
ReplyDeleteThưa anh Van trung, như KN đã trình bày , người lớn chỉ có thể làm hết sức mình để ngăn chận vì lễ giáo VN không cho phép, nhưng nghe hay không là do hai đứa trẻ, bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Nhưng theo sự suy nghĩ của KN thì khi các cháu đưa nhau về Úc ra mắt cha mẹ thì chưa có thai. Sau khi nghe cha mình nói là họ có quan hệ huyết thống thì tôi nghĩ họ sẽ không để chuyện có thai xẩy ra. lớp trẻ ở Úc đã được dạy dỗ làm sao để phòng ngửa từ những ngày còn ở nhà trường mà anh. Ít nhiều thì chuyện do cha mình nói cũng ảnh hưởng không ít đến hai đứa trẻ , khi mọi chuyện chưa sáng tỏ thì các cháu cũng biết tự bảo vệ cho mình
ReplyDeleteChèn ơi, đầu óc tui không như cô Kim và vài anh chị em được, vẫn nghĩ không là không, anh em mà sao ở như vợ chồng suốt đời được, má tụi nhỏ bịnh là phải, gặp tui chắc đứt gân máu chết phức cho rồi. bằng mọi giá phải ngăn cản ,hai ông bà phải dọn vô ở chung ngăn cản, tụi nó không chịu chẳng lẽ nó đuổi mình đi ? riết rồi cũng phải thấm thôi mà
ReplyDelete