06/01/2014

Ông Hai Say

- Tặng nhi đồng và tuổi Teen của Dân Việt Úc Châu.
 Các bậc phu huynh có thể đọc cho trẻ nghe
 như đọc truyện cổ tích.

::Nguyên Thạch::

Một đoạn ngắn:

"... Mày nói lảng, chết ai mà không sợ. Sở dĩ tao nán lại là tao thích coi chúng đánh nhau, vì tao tính trong bụng, sau cuộc chiến, con nào cũng từ bị thương cho đến chết. 



- Tụi mày biết không, lẽ đời, khi người ta ôm ghì lấy nhau là bởi người ta thương yêu quấn quít nhau, còn đằng này, hai con thú dữ siết nhau là bởi chúng ghét nhau, muốn tranh thắng. Bởi vậy, người đời thường nói: "Rừng nào cọp nấy" là thế.


-  Đúng vậy. con quái vật sau một hồi nghiền con cọp mềm nhũn, con mãng xà cũng tàn hơi, nó ngã xuống cái rật như khối đất sét nhão nhè. Ý là con mãn xà cũng chết, cả hai đều chết, không con nào thắng con nào cả
..." 

------------------------------------

Giữa thị thành chen chúc, xóm tôi có một nhân vật khá đặc biệt, khá ấn tượng và cũng rất khá khó hiểu…Ông Hai Say.

Đầu tóc ông bờm xờm, trông như chiếc xe bò chở rơm, ông có bộ râu trên đen nghịt mọc dài. Khi có điều gì suy nghĩ, ông se chòm râu thành một vòng, riết rồi nó xếp nếp thành chữ O mà bên trong là cái miệng trông rất duyên dáng.

Ông ăn mặc rất lôi thôi lết thếch, khi thì áo rộng thùng thình, quần treo lủng lẳng giữa giữa hai cái mông, lúc nào cũng như muốn tụt xuống, cho nên ông cứ phải bận bịu tối ngày kéo nó lên.Trời nóng quá thì ông mặc cái quần đùi rộng cho nó mát, cái quần đùi mà cả con tàu lửa chạy chạy vòng vòng ở trong mà vẫn còn dư chỗ chán. Thường ông không mặc áo, để hở hai mạng xương sườn, cái nhô ra, cái lỏm vào tựa như là cái lư nhang ông Địa. Đôi chân của ông như cặp tó xe bò, một cái thì hơi bự so với cái bên kia, thật không cân xứng chút nào. Ông cao lêu nghêu, nhìn dáng ông đi mà tôi cứ mường tượng là cái lũy tre đầu làng biết di động. Bởi cái dáng đi như vậy mà người ta cứ tưởng là ông lúc nào cũng say.

Cái điểm đặc biệt ở ông là, với người lớn cà chớn xà bát thì ông cũng xà nẹo chưởi thề dẻo không thua ai. Nhưng đối với đám con nít thì không bao giờ tôi nghe một tiếng tục. Mà lạ thiệt, không hiểu tại sao ông lại có một sức thu hút con nít vô cùng mãnh liệt, lẽ thường thì con nít, hễ thấy ai có râu ria, tóc tai quái đản là tự nhiên sợ nhưng đằng này thì ngược lại. Tụi hàng xóm yêu ông như yêu một người bạn chí thân, có dịp qưởn là tụi nó tụm năm tụm ba, năn nỉ ông kể chuyện, bất cứ chuyện gì.

Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ cũng đồn xa, tụi trẻ ở tận miệt xóm lạ nào cũng nghe đến tiếng của ông, thỉnh thoảng tụi nó dồn lại một bầy, ngồi choáng cả lối đi vào xóm, tụi nó chờ ông kể chuyện, chuyện đời xưa, chuyện cổ tích. Nhiều khi xe Honda muốn chạy qua đều phải bóp kèm ỏm tỏi, như là có đám giặc chòm. Chuyện người lớn, tụi nó không thích thú mấy, nhưng hễ là chuyện nam tào bắc đẩu, mông lung, rùng rợn …là chúng mê ngay. Đó có lẽ là con đường sơ khai cho đám trẻ đi vào sự hiếu kỳ khi sau này chúng lớn lên để bước vào đời thì phải. Bởi vậy với nhiều người, kỷ niệm về những mẫu chuyện của thời niên thiếu, bao giờ cũng khó quên.

Trào xưa, theo như lời ông kể, năm 1960, Ba Mẹ ẵm ông vào rừng đi kháng chiến, lúc ấy ông chưa tròn một tuổi, là đứa con trai duy nhất, Ba Mẹ không nỡ bỏ ông cù bơ cù bất một mình, không ai chăm sóc nên mang theo. Ông có nhiều chuyện để kể, thật cũng có mà tự dệt để hù đám con nít cũng có. Lớn lên trong hoang dã lạnh vắng của núi rừng, ông rất cô đơn và buồn tủi mỗi khi nhớ về quãng đời thơ ấu của mình. Khi luống tuổi về già, ông vẫn còn cần tình thương và san sẻ tình thương, xuất phát từ tình cảm chân thật, đó có lẽ là lý do tại sao ông thương con nít và đáp lại thì tụi con nít cũng rất thương mến ông.

- Tụi mày ngồi yên, lớp lang thứ tự, kẻo không mấy thằng loi choai láu cá cỡi Honda tông chết uổng mạng, nghe không các binh sĩ.

- Cả bọn đồng thanh : Dạ.

- Tụi mày có bao giờ gặp cọp chưa?

Đám con nít xôn xao: Dạ có.

- Ở đâu.

- Dạ, trong sở thú.

- Trong sở thú thì nói làm gì cho mệt. Ý tao muốn hỏi là cọp hoang ở giữa rừng.

- Dạ, chưa bao giờ, nhưng theo chỗ tụi con biết là bây giờ, ở ngoài rừng cũng không còn cọp nữa bác ạ.

- Ủa, sao chúng mày biết?

- Dạ nghe người lớn đi làm rẫy hoặc đi rừng, họ nói thế.

- Ừ, vậy tụi mày biết tại sao rừng hết cọp không? Đứa nào trả lời đúng, tao kể chuyện tiếp cho mà nghe, còn không, tao về.

- Dạ để con nói.

- Ừ, nói đi.

- Con nghe nói, người ta bắt cọp để lấy xương bán cho người Tàu nấu làm thuốc, còn da thì nhồi bông làm cọp giả để trưng cho oai trong những nhà giàu như nhà của chủ tịch tỉnh hay giám đốc công an tỉnh chẳng hạng.

- Cao hổ cốt phải không?

- Dạ đúng.

- Ừ mày khá lắm, tao kể tiếp được chưa?

- Được được được.

- Hồi tao còn nhỏ, cũng cỡ tuổi tụi mày, tao đi làm giao liên, mà tụi mày có biết giao liên là gì không?

- Dạ, là lao xuống giếng.

- Tùm bậy, tào lao! Là làm liên lạc hoặc dẫn đường giữa trạm này với trạm nọ đó hiểu không.Tụi mày có biết Nguyễn Tấn Dũng không?

- Là ai hở bác, nghe quen quen.

- Trời, tụi mày không quan tâm gì về đất nước cả. Hồi tao bửng tụi mày, tao đã được học tập và dường như thuộc làu làu về những câu chuyện về bác Hồ. Chẳng hạng như khi đi thăm các vùng dân tộc miền núi, bác hay hút thuốc rê cho nó có vẻ bình dân. Bác thường mặc áo bốn túi, túi ở trên, phía bên phải là thuốc Tam Đảo hoặc Điện Biên, túi bên trái là thuốc ba số 555 có cán. Một hôm, vì gấp quá, anh cần vụ bỏ lộn gói 555 ở túi bên phải. Nói chuyện trước quần chúng đông đảo, mệt quá, bác nghỉ xả hơi làm một điếu. Theo thói quen, bác móc bên phải, thay vì là thuốc Tam đảo thì là thuốc ba số 5, loại thuốc mà ông ta rất thích hút, nhưng ngoài miệng thì chửi là thuốc của bọn tiểu tư sản phản động. Nhanh nhẩu, bác không hút, mà là mời các cụ dân làng hết cả gói, rồi bác nói : Bác thì không hút thuốc này, hôm nay mang theo để mời các cụ lấy thảo cho đượm tình quân dân…Thôi chuyện về bác Hồ dài lắm, bác chỉ là một tên xạo ke, điếm thúi. Cho nên tụi mày chớ nghe lời cô giáo dụ dỗ đầu độc, vẽ vời thêm mắm thêm muối cho những câu truyện kể phong thần về bác. Giờ thì trở lại câu chuyện…Ủa mà chuyện tới đâu, tao quên rùi.

- Dạ chuyện Nguyễn Tấn Dũng.

- Ừ, Nguyễn Tấn Dũng, hồi xưa cũng đã từng đi làm giao liên như tao đó, giờ ổng làm Thủ tướng.

- Cả đám nhốn nháo: Sao bác không làm Thủ tướng?

- À, tao không thèm, nếu tao làm Thủ tướng thì tao sẽ luôn bận ký giao kèo, hợp đồng mánh mung để hốt bạc, tham nhũng, cướp của dân cho đã nư, ngay cả ngủ cũng còn không yên vì luôn nơm nớp lo sợ không biết sẽ bị xử lúc nào, làm gì có thì giờ rảnh rang mà kể chuyện cho tụi mày nghe.

- Dạ, dạ đúng rồi đó, tụi con yêu bác hơn Thủ tướng.

- He he he …Nhóc tì tụi mày mà cũng biết nịnh dữ nhen. Nhưng tại sao tụi mày lại yêu tao hơn Thủ tướng, đứa nào giỏi thì nói nghe coi?

- Dạ, dễ mà, vì Thủ tướng hay cán bộ thì tham nhũng cướp bóc, đánh đập dân, chận xe đòi tiền hối lộ… hành Ba Má con, còn bác thì không lấy gì của ai cả, bác chỉ biết giúp và cho.Ví dụ như bác tận tâm sửa xe đạp, luôn vui cười và kể chuyện cho chúng cháu nghe.

- À ha, thằng này, coi bộ hơi bị hay, mày có thể theo tao mà học cách kể chuyện.

- Cho tụi con đi theo với, tụi con muốn là người kể chuyện hấp dẫn cho cả lớp nghe.

- Dạ, dạ, đúng đó, nhưng chuyện cọp thì sao hở bác, kể nhanh đi, tụi con chờ nãy giờ.

- Từ từ, bọn tụi mày có bận chuyện quốc gia đại sự gì đâu mà hối thế.Thôi được, tao kể tiếp. Hồi nãy, tao nói tới đâu rồi?

- Dạ bắt cọp.


(Còn tiếp)
:: Nguyên Thạch ::


2 comments:

  1. Hay đa ông bạn, kể tiếp nữa đi, khoái cái lỗ nhỉ rồi nghen, tặng ông bạn bài thơ dzui nè.
    Khề khà ly rượu đế
    Nghe kể chiện đời xưa
    Có thằng đi đánh Mỹ
    Bằng súng gỗ .....hay chưa ?
    Giờ Ngụy nhào..Mỹ cút
    Nó nắm cổ toàn dân
    Nó thương dân mến nước
    Vì dân giúp nó giàu
    Vì nước cho nó mạnh
    Giờ bảo nó vào rừng
    Cầm súng cây đánh giặc
    Nó cười khẩy bảo rằng
    Giặc đ.....đâu mà giặc
    Không có nó thì ông
    Làm đ....gì có của
    Kinh khủng như thế này
    Giờ thằng nào đánh giặc
    Thì kệ bố chúng mày
    Thân ông giờ sung sướng
    Tội đ...gì mà lo

    ReplyDelete
  2. Cảm ơn anh Tư Điên đã tang bài thơ. Vâng, nếu anh Tư thích thì tui sẽ kể tiếp.

    NT

    ReplyDelete