17/09/2013

NHA SĨ VIẾT VĂN


                                                                                         :: Ben Trần
Chắc các bạn đã có từng đọc qua quyển The Unwanted ,tác giả Kiên Nguyễn,đây là hồi ký của một người trẻ tỵ nạn,xuất bản năm 2001.
Kiên Nguyễn một người mang hai dòng máu Việt Mỹ, không có tuổi thơ đẹp đẽ. Năm 1985 Kiên Nguyễn và cả gia đình được định cư tại Mỹ theo diện con lai.Cũng từ lúc nầy chàng trai trẻ bắt đầu cuộc đời mới,cố gắng học tập ra trường là một nha sĩ. Nhưng quá khứ đau buồn không thể nào biến đi trong tâm tư chàng. Không đêm nào chàng ngủ yên giấc.


 Câu chuyện bắt đầu lúc chàng Kiên Nguyễn lên 7 tuổi ,tiếp theo là biến cố 30/4/1975, Kiên phải sống trong xã hội mà bên thắng cuộc còn đang căm thù Mỹ Ngụy. Bên cạnh đó là thành kiến không tốt của nhiều người đối với những đứa con lai làm cho gia đình Kiên trở thành loại công dân hạng hai….Quá nhiều đau khổ chồng chất…Không đêm nào chàng ta ngủ yên giấc…

Người viết xin dịch một chương trong quyển hồi ký nầy:
“ Nếu con muốn hạnh phúc,đừng nghĩ về quá khứ,hãy tiếp tục cuộc sống trước mặt. Tại sao phải bị ám ảnh bởi quá khứ,là những điều mà nó đã xảy ra và không thể nào thay đổi ? Hãy sống và vui sống.”

Ông ngoại tôi khuyên tôi những điều trên,những lời cuối cùng vào đêm tôi rời Nha Trang đi vào Sài Gòn năm 1984. Nhiều năm sau đó tôi suy nghĩ về ý tưởng nầy mãi và cố sống theo những lời dặn của ông. Nhưng dẫu cho cố gắng thật nhiều tôi vẫn không quên được quá khứ. Những biến cố nầy ăn sâu trong tâm tưởng và tiếp tục đè nặng trong linh hồn.

Tháng Sáu năm 1998 sau hơn 14 năm định cư ở Mỹ, tôi tốt nghiệp đại học New York ngành nha khoa. Cùng mùa hè năm đó, trong lúc chờ đợi được giấy phép hành nghề, những cơn ác mộng mà tôi ráng đè nén trong tiềm thức bổng trổi dậy trong tôi với một cường độ mạnh hơn. Những cơn ác mộng trở lại như những đợt sóng, một hoặc hai lần trong tuần. Đôi khi nó đến liên hồi hai hay ba lần trong một đêm. Có đêm tôi mơ thấy tôi còn lang thang nơi những con phố của Sài Gòn,đang cố gắng hoàn tất thủ tục cuối cùng để xuất cảnh. Và nơi đó chiếc phi cơ đã cất cánh bỏ tôi lại phía sau.

Một lần khác trong ác mộng tôi thấy tôi đang bị chới với trên đại dương bao la. Trên đầu tôi những xác người che kín, ngăn cản không để tôi ngoi lên khỏi mặt nước. Giật mình thức dậy vẫn còn run rẩy với cơn ác mộng. Ngay cả ban ngày những hình ảnh ghê rợn vẫn còn đeo đuổi tôi. Tôi cảm thấy sợ hải trong những lần phải đi ngủ.( tháng 3/1981 Kiên Nguyễn vượt biên thất bại, đắm tàu, bị bắt, bị tù - chú thích người dịch )

Để cố gắng thoát khỏi sự suy sụp tinh thần, tôi quyết định viết hồi ký. Ngày từng ngày,tôi ngồi trước máy vi tính,tay mân mê vòng cẩm thạch nhỏ của Loan mà tôi thường đeo nơi cổ. Rất nhiều ý tưởng đối nghịch nhau lùa vào trí não tôi: những kỷ niệm thời thơ ấu, những năm tháng gian khổ sau khi Sài Gòn sụp đổ, và những quyết tâm để lo giấy tờ ra đi….

Tôi bắt đầu viết hồi ký.
Lý do viết lúc đầu chỉ đơn thuần cho cá nhân tôi. Tôi chỉ muốn trút hết những nổi niềm lên trang giấy cho tâm hồn thanh thản.Và khi các câu chuyện tiến triển, tôi càng ngày càng nghĩ nhiều về các trẻ con lai “Amerasians” mà tôi đã gặp. Tôi hồi tưởng lại những buồn khổ của những đứa trẻ nầy mà tôi từng chứng kiến hay nghe kể lại từ thời thơ ấu.Nó cũng có những nét buồn như các trang hồi ký nầy thôi. Có khoảng hơn 50 ngàn trẻ con lai Mỹ có cùng chung số phận như tôi , hoặc tệ hơn tôi nữa. Cuộc đời của những đứa trẻ nầy đều có những mẫu số chung: đau khổ, nhọc nhằn, bị lợi dụng , bị bỏ rơi và có những đứa may mắn hơn - được sống sót. Tôi cố viết để hy vọng rằng cuối cùng những đứa trẻ vô tội nầy được thong cảm, để họ quên đi dĩ vãng…
Tôi đã hoàn thành quyển  The Unwanted  vào ngày 22 tháng Ba năm 2000, cùng thời gian nầy thế giới đang hướng về lễ kỷ niệm 25 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam .
 Những cơn ác mộng đã không đến với tôi nữa.”


                                                            photo  blog.biolase.com

Đó là chuyện bên Mỹ , chàng nha sĩ viết bằng Anh ngữ xuất bản có số tiền lớn. Anh chàng xoay qua viết full time, bây giờ chỉ vô phòng mạch làm việc một tuần một ngày mà thôi. Viết đến đây tôi chợt nhớ cháu tôi , con người anh tôi cũng làm nghề nầy ,cũng cầm kim cầm kềm nhổ răng. Thỉnh thoảng gặp, tôi khuyên nên viết blog cho vui. Cháu nầy có tuổi thơ đẹp đẽ quá, không trải qua những khổ nạn như Kiên Nguyễn nên lấy lý do nầy mà thoái thác…À mà không hẳn có chuyện buồn mới viết nên những trang hồi ký hấp dẫn. Bạn cũng có thể lấy những chuyện vui và ghi lại,dàn dựng lại thành những đoãn văn hay.
                                                             photo  superstock.com  

                              
Tôi phải chọc cô nầy, chọc về nghề nghiệp cô ta để cô viết. Tôi dùng câu nói của một nhà thơ nổi danh người Mỹ : “Some tortures are physical and some are mental, but the one that’s both is dental” (Ogden Nash). “Có những sự tra tấn về thể chất, có sự tra tấn về tinh thần, nhưng người nha sĩ làm cả hai.”   Câu nầy dịch ra Việt Ngữ nghe không hay, để nguyên bằng Anh ngữ nghe hay hơn bởi người nói ra câu nầy “chơi chữ”. Ông ta dùng các từ ngữ có vần, có âm điệu như : physical , mental, dental - rồi cấu thành một câu đầy ý nghĩa (cho dù ý nghĩa đó hơi bất thường) . Chà nếu tôi là nha sĩ chắc là tôi sẽ quyết cãi đến cùng về ý tưởng điên rồ nầy.

Xin mời các bạn cho ý kiến tại sao có người sợ nha sĩ, ghét nha sĩ và gọi công việc của nha sĩ là tra tấn?

:: Ben Trần

17/9/2013

2 comments:

  1. Tất cả các bạn có ai nghĩ rằng nghề chính là nghiệp không ? Trâm trót mang vào người một cái nghề mà ai cũng mơ ước ,là " có thể hiên ngang làm thiên hạ đổ máu mà sau đó thiên hạ lại vui vẻ móc tiền ra kèm với lời cảm ơn " bởi vì không có Trâm thì đêm về còn đau nhức hơn nữa, nghề này đã sung sướng như vậy rồi còn chuốc thêm một cái nghề khác làm chi nữa, là nghiệp thì một cái đủ rồi. Nha sĩ không phải là tra tấn, mà nha sĩ chính là xoa dịu nỗi đau, giúp các bạn có nụ cười xinh đẹp và một hơi thở thơm tho khiến gia đình hạnh phúc.Không có ai ghét nha sĩ cả, ai lại ghét mà nói lời cảm ơn cho được, hãy thử tưởng tượng các bạn có một cái răng sâu làm các bạn không ăn uống được, người không có một chút sức lực vì suốt từ sáng đến tối ôm một bên má mà khóc hận, mau mau tìm đến nha sĩ xin một cái hẹn emergency , nha sĩ lấy cái kềm nhổ phăng đi nỗi đau tàn phá đấy, sau đó bạn thấy nhẹ nhõm, trả tiền và cám ơn người đã ban cho bạn một buổi tối êm dịu với giấc ngủ ngon. Sang hôm sau bên ly cà phê nóng cùng vợ nhắc lại với bà xã " thật cảm ơn cô nha sĩ ấy vô cùng, nhờ có cô ấy mà đêm qua anh không bị cái răng sâu hành hạ nữa " Nhớ nhé các bạn, nhớ đánh răng trước khi đi ngủ nhé, đấy bịnh nghề nghiệp đấy.

    ReplyDelete
  2. Tôi hoàn toàn đồng ý với chị N Trâm nghề chính là nghiệp, nếu mình yêu nghề thì mình cảm thấy hạnh phúc với nghề nghiệp của mình và sẽ không bao giờ than vãn : Đã mang lấy nghiệp vào thân , chớ đừng trách lẫn trời gần trời xa.

    Tôi càng đồng ý hơn : Nha sĩ không phải là tra tấn mà nha sĩ chính là xoa dịu nỗi đau của con người. Ai cũng đều biết nỗi đau nhức về răng nó ghê ghớm lắm . Khi đau răng đến gặp được nha sĩ tựa như được gặp thiên thần cứu mạng !

    Còn một vấn đề nữa : chữ "tra tấn" , tôi dịch từ câu nói của ông thi sĩ Ogden Nash. Ông Nash ( sinh năm 1902 mất năm 1971). Có thể từ năm 1900 đến 1950 khoa học chưa tiến bộ, nên nghành nha khoa cũng còn kém lắm và ông thi sĩ nầy gặp nha sĩ giai đoạn đó...trị răng, clean răng quá đau nên ông căm ghét Nha sĩ và tuyên bố nha sĩ tra tấn cả thể chất lẫn tinh thần !!

    Mà thật sự có nhiều người sợ nha sĩ ; càng sợ càng để lâu không clean răng chất vôi bám nhiều, đến lúc cần clean thì càng ê ẩm hơn...tôi nghĩ vậy không biết đúng không hả nha sĩ. Ngày xưa thằng con ba bốn tuổi của tôi cũng rất sợ nha sĩ bây giờ thì khác rồi....Bây giờ thì nó nhớ đánh răng mỗi đêm trước khi đi ngủ rồi.
    Cám ơn chị N Trâm cho nhiều ý kiến hay.

    ReplyDelete