01/11/2014

Đi vào cõi chết để tìm sự sống cho người khác

                                                                             :: Phương Tôn
Dr. Thomas Scotland

14g56 máy điện thoại rung báo hiệu có SMS vừa gửi tới. SMS vỏn vẹn chỉ có vài ba chữ nhưng làm cho tôi bấn loạn lên.



THOMAS SCOTLAND qua đời vào ngày hôm qua.
Không, anh ta không phải là bạn bè thân thiết của tôi. Chúng tôi chỉ mới quen nhau gần đây mà thôi và cũng chẳng thân thiết gì lắm. Chúng tôi cũng chẳng bắt tay nhau khi lần đầu gặp gỡ, một cuộc gặp gỡ ngoài sức tưởng tượng.

Dr. Thomas Scotland và tôi gặp nhau lần đầu tiên cách đây gần ba tuần tại Monrovia, thủ đô của Liberia, trung tâm đại dịch Ebola.
Thomas Scotland làm việc tại ETU (Ebola Treatment Unit) của JFK-Hospital từ ngày 19 tháng 8. Từ một trạm xá chuyên về dịch tả thì nay biến thành trạm xá cách ly Ebola.
Căn bệnh mà thuở trước bảo đảm người mắc bệnh chỉ có chết mà thôi, nhưng nay đã trở thành căn bệnh chữa trị thì bây giờ lại được tráo đổi với một căn bệnh khác – chỉ có điều, tráo đổi với Ebola, căn bệnh hiện chưa có thuốc chửa. Một bệnh dịch lây truyền cao từ người sang người.
Tại trạm xá cách ly này anh đã bị lây nhiễm. Nơi đây anh đã từng làm việc 18 tiếng mỗi ngày trong vòng gần bảy tuần lễ.

Với ba đồng nghiệp bác sĩ[1] cũng từ Monrovia thay phiên nhau các ca trực, Dr. Thomas Scotland lo trông nom các bệnh nhân. „Chúng tôi có đủ giường cho 35 người tại đây“, anh cho biết trong lần gặp gỡ đầu tiên khi dẫn chúng tôi đi thăm bệnh viện „Nhưng hiện nay tại đây lại có 50 ca bệnh Ebola“
Người bệnh chờ chết nằm la liệt trên sàn nhà, ngoài hành lang. Không ai biết được liệu sang ngày kế tiếp lại có thêm nhiều ca Ebola hay ít hơn…

„Trong những tuần vừa qua chúng tôi có hơn 40 người bị chết tại trạm xá“, Dr. Scotland cho biết. Trông anh ta có vẻ kiệt sức nhưng vẫn còn tỏ vẻ quyết liệt chiến đấu. Anh và các đồng nghiệp không muốn đầu hàng trong cuộc chiến chống lại Ebola. Dù cho hàng tuần qua họ không thấy mặt vợ con, tránh xa gia đình và bạn bè. Dù cho hết ngày này qua ngày nọ, từ bộ áo xanh sang bộ áo trắng và có khi phải chụp lên người bộ đồ màu vàng và họ biết rằng lại một lần nữa họ đang đối mặt với hiểm nguy tính mạng.
„Nếu không phải là chúng tôi thì ai vào đây mà giúp?“ Dr. Scotland hỏi tôi. „Quá sức tệ, chúng tôi chẳng làm được gì hết. Chỉ lui tới đo nhiệt độ, cho bệnh nhân uống nước rồi ngồi chờ. Một vài người họ thoát được nhờ tự sức của họ.“
Anh cho tôi số điện thoại, chúng tôi muốn liên lạc cùng nhau khi cơn đại dịch qua đi. Vào ngày 10.10 tôi nhận được tin Dr. Scotland bị nghi ngờ nhiễm Ebola phải đưa vào trạm xá cách ly. Tôi gửi cho anh một SMS, gây can đảm thêm cho anh, rằng anh sẽ vượt qua tự với sức mình. Tôi không nhận được trả lời.
Hôm qua (25-10-2014) tin buồn lại đến. Trong số trên 4000 nạn nhân Ebola bị chết lại có thêm một vị Bác sỹ. Dr. Thomas Scotland hưởng dương 37 tuổi!

                                  Nữ phóng viên Alex Werzbach và  Dr Thomas Scotland

Quay trở lại địa ngục đại dịch
William Pooley, Y tá
William Pooley sau khi sống sót căn bệnh Ebola tình nguyện quay trở lại Sierra Leone. Foto: dpa
Vào tháng tám, William Pooley, Y tá người Anh 29 tuổi bị nhiễm Ebola khi đang tình nguyện làm việc tại Sierra Leone được cứu thoát chết sau khi được đưa về Royal Free Hospital tại Anh quốc chữa trị với loại thuốc ZMapp đang còn trong vòng thử nghiệm . Thay vì tịnh dưỡng tiếp tại Anh, anh đã bay trở lại Sierra Leone, trở về lại „địa ngục Ebola“ để tiếp tục chiến đấu với đại dịch.

Ngày 20.10 anh đã có mặt trở lại tại trạm xá cách ly thuộc tổ chức y tế từ thiện King’s Health Partners tại Freetown. Trong một bản công bố, William Pooley cám ơn những người đã tham gia chữa trị cho anh và cho rằng: „Tình trạng khẩn cấp thật sự tại Tây Phi và các nhóm y tế tại đó đang cần hỗ trợ mà chúng ta có thể giúp họ được.“
 ::Phương Tôn

[1] Từ con số 3000 Bác sĩ sau khi chấm dứt cuộc nội chiến cách đây 11 năm Nigeria chỉ còn lại 36 Bác sĩ
                                                   Y tá  William Pooley 


No comments:

Post a Comment