17/06/2013

CẠNH TRANH


                                                      :: Ben Trần ::
     Cạnh tranh là một hình thức tranh đua để thủ lợi.Thủ lợi cho cá nhân, thủ lợi cho tập đoàn mình hay thủ lợi cho quốc gia mình. Từ việc giành phần lợi
cho mình mà nhiều cá nhân hay công ty làm chuyện xấu để giảm giá trong công đoạn sản xuất rồi bán hàng ra thị trường với giá thấp mà vẫn có lời.
   Trong những món hàng bạn tiêu thụ hàng ngày, không cần phải giải thích bạn cũng biết rõ có những món hàng sản xuất ở Châu Á mà giá rất thấp. Muốn bán giá thấp thì phí tổn sản xuất cũng phải thật thấp, vậy là phải bóc lột nhân công tối đa.Hay là dùng đến nhân công trẻ em…Bạn không thể làm gì được vì phạm luật  hay không phạm luật đều xảy ra bên ngoài nước Úc mình không thể can thiệp.

                                                              www.ideapractices.org 

    Trong những ngày qua bạn nghe tin hãng xe Ford ở Melbourne sẽ đóng cửa vào năm 2016. Lý do: bán chậm, không thể “cạnh tranh” lại với các xe nhập cảng,nên thua lỗ và đóng cửa. Các báo chí phanh phui trong 12 năm qua chánh phủ đã tài trợ cho hãng xe nầy tổng số tiền lên đến MỘT TỶ đô ,vậy mà bây giờ họ vẫn đóng cửa dọn ra ngoại quốc!

 Xem trên tivi bạn thấy trên các giây chuyền lắp ráp xe hơi, đa số họ xử dụng các Robots  thay cho con người rất nhiều . Chắc các hãng xe của Nam Hàn ,Nhật bản đã tận dụng tối đa các kỷ thuật điện tử để họ sản xuất ra các món hàng có chất lượng cao và giá thành thấp. Bây giờ xe của hãng Hyundai  đã được chấm là đứng hạng 5 trên thế giới ,tức là chất lượng không phải là kém.

Nam Hàn và Nhật đã học được một bài học quí báu :cạnh tranh tức là cố gắng làm sao cho chất lượng món hàng mình càng ngày càng vượt trội hơn của người khác. Trong khi anh chàng Trung Quốc  tìm cách cạnh tranh bằng cách bóc lột lao động từ thôn quê, lao động từ trong nhà tù hay sức lao động trẻ em …mà chất lượng thì tệ vẫn hoàn tệ. Ngoài ra anh chàng Trung Quốc thỉnh thoảng cũng dùng đến màn bán phá giá, cũng là hình thức cạnh tranh bất chính !

Như vậy nói đến cạnh tranh tức là bạn phải nhận diện ra đối thủ đang lăm le đến “nồi cơm” của mình. Đôi khi đối thủ đó lại là đối thủ vô hình. Như bạn biết Bưu điện Úc là một đại công ty của chánh phủ. Đại công ty nầy độc quyền trong việc vận chuyển thư từ và bưu phẩm trong và ngoài nước. Bạn nghe hai chữ “độc quyền” đừng nghĩ họ không lo về sự cạnh tranh. Thống kê cho thấy số lượng thư trong năm nay ít hơn số lượng thư 5 năm về trước là một Tỷ lá thư. Ít hơn một ngàn triệu thư không phải là số nhỏ! Vậy mà cước phí 60 cents/1 lá thư vẫn như vậy và không tăng . Bưu điện Mỹ trong hai năm qua lỗ lã liên tiếp, bưu điên các nước Châu Âu cũng tuộc dốc thê thảm. Tại sao ? thế giới xoay qua dùng thư điện tử nhiều quá (Email ). Bưu điện Úc chưa bị lỗ vốn năm nào, nhưng mà lợi tức hàng năm cứ thấp đi. Cứ mỗi ba bốn tuần là các nhân viên bưu điện có cuộc họp và luôn được nhắc nhở: cố gắng “ tăng gia sản xuất”…Nếu bị lỗ lã thì bưu điện Úc sẽ bị “tư hữu hóa”,điều mà không ai muốn kể cả người dân Úc.

 Bạn thử nghĩ gởi một lá thư từ Sydney đi Tasmania  hay gởi đến Christmas Islands xa lơ xa lắc cũng chỉ tốn 60 xu ,cũng bằng giá  với gởi một lá thư gởi đi đến một địa điểm gần chỉ cách nơi gởi có mấy con đường. Tức là giá 60 xu bao giàn bất kể gần hay xa trong nội địa. Nếu để cho tư nhân điều hành chắc chắn không có giá bao giàn và giá tiền tem sẽ lên giá hàng năm. Thế nên bưu điện Úc “ tăng gia sản xuất” bằng cách nào ? Bên trong họ dùng máy móc điện tử tối đa, bên ngoài người giao thư tìm cách phát nhanh hơn, nhiều nhà hơn. Mấy năm trước trung bình một người phát thư đi phát độ một ngàn nhà, bây giờ một người trách nhiệm một vùng 1400 nhà là chuyện thường.

                                  
                                                                            Sriks6711.wordpress.com


Thế nên có những ngành tốt hơn hết chỉ để nhà nước quản lý mà thôi như ngành bưu điện hay xe lửa chẳng hạn. Có câu chuyện về một anh chàng đã hiểu hai chữ “cạnh tranh” theo một góc độ khác. 

Hai ông trung niên ngồi trong nhà tù và tâm sự với nhau:
-Mầy lãnh án mấy năm?
-Tao bị mười năm…Mà tao còn đang lo nộp đơn kháng án mà!
-Mà mầy có đủ lý do mạnh để kháng án không?
-Đủ chớ! Chánh phủ  đã vi phạm đạo luật “cạnh tranh”. Chánh phủ mở nhà in, thì tao có tiền cũng được phép mở nhà in vậy. Sao bắt tao?
-Đúng , mầy kháng án đi…nè nè …mà mầy in cái gì ?
-Tao in TIỀN !
-Thôi vậy thì bó tay !!!!

Ben Trần

14/6/2013

4 comments:

  1. Ồ dùng nhân công trẻ con nầy nước nào ở Châu Á cũng có hết anh Ben ơi...

    ReplyDelete
  2. Cạnh tranh thì ở đâu cũng có, như mấy cái shop thực phẩm Á châu, người Việt mình hay gọi là shop Tàu ( dù Việt Nam làm chủ )hễ shop này bán $5 là shop bên cạnh hạ giá xuống $4.5 , shop khác lại tuột xuống $4, giá cả lung tung không nhất định nên tự mình giết mình. Những shop lớn họ tự bảo vệ giá cả, Coles hạ giá mặt hàng này nhưng vẫn giữ giá mặt hàng khác, Safeway , IGA cũng vậy, mỗi tuần họ đều pick một số hàng sale giá rẻ, thật ra những mặt hàng giá rẻ có khi 50% off chỉ là để dụ khách bước chân vào shop, những mặt hàng khác họ nâng lên chẳng ai biết. Cách làm ăn như vậy mới sống được , chứ cạnh tranh kiểu made in china thì chỉ có dẹp tiệm sớm vì làm công không.

    ReplyDelete
  3. Nói chuyện cạnh tranh về giá cả, cái nầy là nghề của cô Kim rồi...mình không dám bàn sâu sợ hố,dân business lại phang cho u đầu !!!he he

    ReplyDelete
  4. Anh cứ việc bàn anh Ben à, 70 chưa gọi là già, người đi trước học người đi sau là lẽ thường tình , nhứt là thời đại a còng này lũ già như tụi mình phải học bọn trẻ nhiều thứ lắm anh ơi, trong thương trường cũng vậy đôi khi phải học hỏi lẫn nhau. Đừng nghĩ rằng buôn bán nhất định cái gì cũng phải lời, có nhiều mặt hàng phải bán dưới giá mua, ngạc nhiên hả??? giải thích cho anh nghe nha. Thí dụ như beer VB, mua ở ware house gia là $42.00. nhưng Safeway chỉ bán có $36.65. lý do đơn giản là họ dùng tiền bán trong ngày để mua share và lời của share nhiều gấp mấy lần lời của beer, nhờ vậy mà mấy shop nhỏ mới sống được. Shop lớn nuôi shop nhỏ , ware house nhờ shop lớn, đó là cách làm ăn của đại siêu thị Coles, và Safeway. Dừng nghĩ họ giảm giá 50% một vài mặt hàng mà lầm, vì có rất nhiều mặt hàng họ lời tới 100% ( sữa giá thành là 1.5 nhưng họ bán $3 ) mà những mặt hàng lời 100% là những mặt hàng cần thiết mỗi ngày. Như vậy anh Ben thấy rõ là trong cách làm ăn cũng có nhiều lắt léo lắm.

    ReplyDelete