27/06/2013

MUỐN VÔ VIỆN BẢO TÀNG PHẢI KHỎA THÂN


Ngày nay, một số đông người Việt nay đã chuyển hướng du lịch, viện cớ về Việt Nam chẳng những “ăn cái gì cũng chết” bởi thực phẩm ở đâu cũng ướp
đẫm hóa chất, lại còn bị Việt Cộng vốn bản chất “hèn với Tàu, ác với dân” bắt nạt, đòi được ăn bẩn; họ bay đến các lục địa khác, đặc biệt Âu Châu hay Úc Châu hoặc Nam Mỹ... để “xem dân cho biết sự tình.” Âu đây cũng là còn là những dịp để mở mang kiến thức, đồng thời thu hoạch các dữ kiện hầu so sánh với đất nước Cờ Hoa, nơi cư dân vẫn đấm ngực bồm bộp mà tự hào là “thiên đàng hạ giới.”

Dĩ nhiên đi đến đâu cũng phải áp dụng những lời hướng dẫn khôn ngoan của Tổ Tiên quê hương mình: “Nhập giang tùy khúc - nhập gia tùy tục.” Một trong những điều khéo léo, tế nhị là khi nhận thấy tục lệ địa phương, tập quán bản xứ có khác biệt hay “chẳng giống ai” đi nữa so với các thói quen ở Hoa Kỳ... thì cũng đừng la toáng lên, cho dù gặp trường hợp như trong ca dao Việt Nam: “Canh cải mà nấu với gừng; chẳng ăn thì chớ, xin đừng chê bai.”
                                                                                    www.google .com

Điển hình cho nhận xét vừa trình bày trên đây là “sự cố” đi xem viện bảo tàng ở Úc, phải khỏa thân.
Chắc chắn người lớn ai cũng đã biết ý nghĩa của từ ngữ “khỏa thân.” Từ Hán Việt này còn có những tiếng đồng nghĩa Hán Việt khác như “lõa thể” - và cùng nghĩa với các chữ Nôm như “trần truồng,” “lõa lồ”... Nói xa chẳng qua nói gần, ấy là không mặc quần áo; trên thân thể không đeo một mảnh vải. Phải, đúng như tình trạng của mọi người khi vừa mới chào đời vậy.
Những thành phần chịu khỏa thân để vào viện bảo tàng
Tại sao lại phải trần truồng khi thưởng thức nghệ thuật? Miễn bàn thảo, miễn tranh luận, miễn nói nọ nói kia. Phiền! Thế nhưng, dù không làm thày bói hay chiêm tinh gia, kẻ hèn này cũng cầm chắc hơn “đinh đóng cột” là có hai giới chưa được hỏi ý kiến, đã trả lời ủng hộ cả linh hồn lẫn thể xác điều lệ mới ấy.
 Thưa, thứ nhất, đó là những người mê nghệ thuật cuồng nhiệt thì đòi hỏi cỡ nào họ cũng chịu chơi “ô kê” ngay .
 Thứ hai, những người - tuyệt đối gồm cánh mày râu thứ thiệt, là các quí ông chồng vốn đấu óc đã có... vấn đề - không đặt nặng nghệ thuật hay chỉ coi nghệ thuật “nhẹ tựa lông hồng” nhưng coi sự “tồng ngồng” của thiên hạ là “ngàn năm một thuở,” là có “chất lượng” và đầy “ấn tượng;” chắc chắn đây cũng là dịp để họ mượn cơ hội hầu suy gẫm ngẫm về quyền năng của Tạo Hóa, bởi sao Ngài lại có thể nghĩ ra “mỗi người một vẻ; mười phân vẹn mười” như thế, sau nữa mới nghiệm ra lời khuyên quí báu của các bậc tiền nhân Việt Nam: “Đi cho biết đó biết đây; ở nhà với... vợ, biết ngày nào khôn.” “Khôn” ở đây là khéo, là tinh, biết nhiều điều lạ: “Khôn cho người vái; dại cho người ta thương; dở dở ương ương chỉ tổ người ta ghét.” Bởi không “khôn” nên mới cao ngạo tự nhận của mình là “của quý” với một hình thù chán ơi là chán: “Không mắt, không tai; mõm ở đỉnh đầu, chòm râu ở cổ”
 Trong khi “chim khôn tránh lưới, tránh dò; người khôn tránh chốn ô đồ mới khôn,” vì không “khôn” nên cả “chim” lẫn “người” đều tự nguyện sa vào một cái... “lưỡi bò” hình tam giác của một chủ nhân duy nhất. Nay đi xa, khi mắt được nhìn thấy của thiên hạ từ khắp năm châu bốn bể, được chiêm ngưỡng nhiều “của ngon vật lạ,” đầu óc nhờ thế mới mở rộng ra trước các chân trời đầy mầu sắc và hình thù khác biệt...

Nói tóm lại, quí độc giả nào yêu nghệ thuật thật sự hay vì tò mò hoặc bởi bất cứ nguyên nhân nào mà kỳ nghỉ hè năm nay, có dự tính làm một chuyến đi sang xứ “Căng-cu-ra” (phiên âm thổ ngữ bồi “kangooria”; tiếng Anh: “Kangaroo”) thì hãy chuẩn bị tinh thần, nhất là khi vợ chồng cùng tham quan, để “thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.”
Ngược lại, nếu vợ “ngại ngùng lúng túng” thì chồng cũng ráng nhịn đi, chớ “liều mạng sa trường” mà lẻn đi phơi khơi khơi “của quý” của mình nơi xứ lạ quê người (đúng ra, phải nói là “của vợ” vì đã thuộc quyền sở hữu của người phối ngẫu kể từ ngày hai người cùng thề non hẹn biển). Hành động này không khác gì “tội” bỏ “cơm” mà ăn vụng “phở.” Hình phạt nhẹ nhất là bị “treo mõm” có thể là trường kỳ mà tối đa là “cắt” không hoàn trả. Lý do: Nó đã trở thành thứ “ở đời muôn sự của chung” rồi, chứ không còn là tư hữu của người vợ nữa.
Động lực phải khỏa thân mới xem được nghệ phẩm?
Đọc tới đây, chắc không thiếu bạn đọc thắc mắc “tại sao có chuyện kỳ cục” thế, nhất là ở thời đại văn minh hiện nay.
Thế nhưng xin thưa, sự kiện này hoàn toàn có thật. Đây là một bảo tàng viện nổi tiếng ở cảng Sydney, thành phố lớn nhất và cổ nhất (được thành lập năm 1788, với dân số gần 5 triệu người) đồng thời còn là các trung tâm tài chánh, thương mại, chuyên chở và văn hóa của nước Úc Đại Lợi.

Cơ sở này được đặt tên là viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Đương Đại. Buổi triển lãm đầu tiên diễn ra vào Thứ Tư, ngày 29-03-2012, với trên 4,000 tác phẩm của các nghệ sĩ Úc và quốc tế, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ tài danh Stuart Ringholt.

                                                        www.themonthly.com


 Trên trang mạng của viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Đương Đại đã viết từ nhiều tuần lễ trước: “Hãy cởi bỏ các rào cản về vật chất giữa nghệ sĩ và người thưởng thức khi quí vị tham gia cuộc tham quan cùng với nghệ sĩ Stuart Ringholt. Sự đồng cảm này sẽ mang lại một sự tiếp cận hoàn toàn minh bạch.”

Hôm khai mạc, bản thân nghệ sĩ Stuart Ringholt còn “trần hơn nhộng” so với du khách. Nói hơn là bởi nghệ sĩ Ringholt không chỉ giống tổ tiên nhân loại A Dong mà ông còn anh dũng cạo sạch tóc, râu và lông lá trên khắp “bốn vùng chiến thuật” của mình mẩy vốn đã có nhiều sóng biển hoặc được phủ bằng lớp lớp phù sa.

Ở ngay ngoài cửa của bảo tàng viện treo một tấm bảng lớn với những hàng chữ kêu gọi tha thiết như sau: “Cảm nhận thêm góc nhìn mới về các tác phẩm trưng bày trong viện bảo tàng bằng cách tham quan khi hoàn toàn khỏa thân.”

Để du khách có thể an tâm mà thưởng thức nghệ thuật, viện sở quan đã bố trí một phòng sang trọng 5 sao để cho những người đam mê cuồng nhiệt nghệ thuật ấy thay, à quên, trút bỏ hết quần áo và gửi lại mọi thứ đồ vật. Đã nói phải “trần trụi” thì không ai được phép mang theo bất cứ thứ phụ tùng gì nhằm để những “cảm xúc” không bị cản trở bởi “các rào cản” mà xâm nhập trực tiếp vào tim hay vào bất cứ nội tạng nào trong cơ thể.

Chỉ hơi kẹt một chút, ấy là mùa Hè ở các lục địa khác thì lại là mùa Đông ở Úc Châu. Hơn nữa, Sydney lại là thành phố cảng, thành ra “tránh trời không khỏi... gió” biển. Bảo đảm du khách vào viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Đương Đại, không mấy ai tránh khỏi tình trạng nổi da gà; các bộ phận tuy được mệnh danh là “có cứng mới đứng đầu gió,” bảo đảm nếu không giảm mất trọng lượng thì cũng teo lại, co vào và đổi mầu. Âu đó cũng là một khía cạnh nghệ thuật tân tiến hiện đại về “biến thể” (transformation) vậy...

H.Pham
California.


13 comments:

  1. Ôi trời ơi, tui là dân Căng-gu-ru thứ thiệt mà còn chưa nghe chưa thấy cái bảo tàng viện này bao giờ, nhưng cho dù có biết cũng chẳng dám léo hánh, là bởi mình làm gì có thân hình nghệ thuật mà dám khoe, xấu che tốt khoe , các cụ chả bảo thế là gì, nên thôi cứ che đi cho chắc ăn, nghệ thuật ở con mắt, vào đấy họ không nhìn tranh mà nhìn mình thì thật phản nghệ thuật quá anh Ben ơi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Huyền Nguyễn7 July 2013 at 23:12

      Nhìn đi nhìn lại trong các tấm hình chụp ông Stuart Ringholt và những con người đồng hội đồng thuyền với ông ấy thì thấy cũng không có bao nhiêu người. May quá khi cái “Cảm nhận thêm góc nhìn mới về các tác phẩm trưng bày trong viện bảo tàng bằng cách tham quan khi hoàn toàn khỏa thân.” chỉ có 1 thiểu số tham gia nồng nhiệt mà thôi. Huyền tui chỉ sợ mình là kẻ lạc loài , may ghê khi còn có chị Kim , chị Hồng, chị Trâm ...không dại gì vào đó . Bước vào chốn ấy chắc về nhà ...cơm phở gì cũng không còn muốn ăn quá ! May thay !

      Delete
    2. Đúng rồi chị Huyền ơi chỉ có một số nhỏ vô xem thôi. Ông Ringholt nầy muốn làm cho khác người ,làm theo lối dị hợm đó mà. Nếu ông làm hay ,làm hấp dẫn chắc là nhiều người tham gia là ông ta hốt bạc rồi ; nhưng ngược lại ông ta không nổi đình nổi đám gì đâu !
      Thật ra không có người Châu Á nào vào xem...haha

      Delete
    3. Hihi Huyền ơi, không những không ăn được mà ngủ cũng không được luôn vì tự mình ....nhát mình...

      Delete
  2. Ông Stuart Ringholt nầy tổ chức triển lãm trên khắp các thành phố lớn ở Úc và ở ngoại quốc nữa. Cứ vô google ,gỏ tên Stuart Ringholt Artist là ra web của ông ta...cả một lố hình trong đó.
    Nhìn hình mới thấy rất nhiều người vô xem. Người ta lo xem tranh ảnh chứ ai đâu lo nhìn mình...

    ReplyDelete
  3. KN nói đúng đấy, nhìn tấm hình anh Ben up lên trong bài naỳ thấy người ta lo nhìn mình chứ có nhìn hình đâu? họ giả vờ nhìn hình rồi len lén nhìn mình thì sao hihihi?? thôi Hồng cũng chả dại mà đem cái xấu ra khoe

    ReplyDelete
  4. Ha ha Kim có nhiều đồng minh quá, mà đồng minh Bảo thủ không hà. Giống như mình không biết NHẢY ĐẦM mà đi đám cưới ai mời ra nhảy cứ ra đại đi. Mình vô trà trộn với người ta nhảy loạn xạ đâu ai chú tâm nhìn mình đâu ??? chỉ tại mình mắc cở thôi.

    ReplyDelete
  5. Ôi anh Ben này hay thật sao lại so sánh nhảy đầm với khỏa thân ? anh nhảy không được thì chỉ có partner của anh biết thôi, nhưng anh khỏa thân thì cả làng biết đấy, Ngoc trâm cũng chặng dại, không phải mình bảo thủ nhưng nếu lui lại 40 năm trước thì ai mà chẳng hăng hái khỏa thân ?? ngại rằng bây giờ ......

    ReplyDelete
  6. À có thể tôi so sánh không logic lắm, chắc tại mình chỉ nghĩ tới tính mắc cở mà so sánh vậy. Mà ước gì chúng ta làm trẻ lại được 40 mươi tuổi thì tất cả mọi người vui biết mấy !!

    ReplyDelete
  7. Vậy thì khi nào có dịp qua Úc Ngọc Thanh tui phải phiền anh Ben dẫn đường vô viện bảo tàng này mới được, hỏi nhỏ anh một câu là khi vô đó mình có được quyền đeo kính đen không ? hihi, nghì tới cảnh anh Ben khỏa thân đi trước bọn này khỏa thân đi sau đã thấy buồn cười rồi, đeo kính đen thì tha hồ mà ngắm ...tranh và.....ngắm người phải không anh Ben ??

    ReplyDelete
  8. Thiện tai! Thiện tai... sao lại cho người đàn ông xấu xí đứng mũi chịu sào ? Đàn bà nên đi đầu chứ ! Mà không được phép mang kính đen nhe ...vô đó đâu có UV đâu mà phải đeo kính mấy chế của tui. Thiệt là bó tay...!!!

    ReplyDelete
  9. Hihi anh Ben là người Úc , kỳ cựu lâu năm ở xứ Nữ Hoàng thì đi đầu dẫn đường là đúng rồi,bọn này lơ ngơ láo ngáo từ ngàn dặm xa xôi tới thì biết gì mà đi đâu hở anh Ben ơi, chết thật , không cho đeo kính thì làm sao mà ngó láo liêng được đây ? chẳng lẽ lại như cái bà mà anh up hình lên sao ? nhìn kiểu đó không bị vợ người ta quánh thì cũng bị chồng mình quánh, muốn đeo kính để có gian cũng không bị bắt quả tang, mà không cho đeo kính thì thật khó xử quá :)

    ReplyDelete
  10. hạt điềuHạt điều có chứa ít chất béo hơn so với hầu hết các loại hạt phổ biến khác, bao gồm cả đậu phộng, quả hồ đào, hạnh nhân và quả óc chó cần mua hạt điều rang muốiTác dụng của hạt điều vô cùng to lớn, nó giúp ngăn ngừa bệnh tật, chống lão hóa hạt điều sấy trắngHạt điều có lượng chất béo tương đối thấp hơn so với các loại hạt khác trong đó bao gồm đậu phộng, hạnh nhân hồ đào và quả óc chó hạt điều rang muối giá rẻChiết xuất từ hạt điều hứa hẹn chống bệnh tiểu đường hiệu quả, mua hạt điều rang muối bình phướcChỉ sử dụng hạt điều Bùi Đăng-Bình Phước-Việt Nam, không dùng hạt điều nhập khẩu Phong Vân Thiên địa sctv9Chính từ việc này đã khiến người con thứ 2 trở nên độc ác, tàn nhẫn để trả thù kẻ khiến anh phải vào tù xem phim hàn hậu duệ của mặt trờiTrong thời gian qua nữ biên kịch thường hợp tác với đài truyền hình SBS song cô đã cùng bắt tay với đài truyền hình KBS trong dự án mới lần này.

    ReplyDelete