Tặng chị Ngọc Trâm và Thu Hồng-
người rất yêu mến Hà nội…
B.T
Đọc bài
Hà nội ngày tháng cũ của Bùi bảo Trúc ,tôi đoan chắc những ai từng sống
qua hai giai đoạn trước 1975 và sau 1975 đều phải ngậm ngùi chua xót.
Những
người đã từng yêu nền văn hóa đẹp của nước nhà đều cảm thấy ngậm ngùi,tiếc rẻ
thời vàng son của Hà Nội . Ông kết luận : “Phá hỏng đi thì quá dễ. Xây dựng lại, tái tạo sẽ
rất khó. Trường hợp Hà Nội thì chắc sẽ không thể làm được.”
Đúng vậy, xây dựng lại,
tái tạo lại chỉ là chuyện hoang tưởng. Để có một thế hệ lịch lãm, một thế hệ có
nếp sống văn minh không phải cần 10 năm, hay 20 năm…mà phải lâu hơn nhiều,có thể
cần hai ba thế hệ truyền lại. Chung quy đều bắt nguồn từ hai chữ giáo dục mà
thôi. Nếu có một nền nền giáo dục đích thật , nền giáo dục đầy nhân bản thì mới
sản sinh ra lớp người văn minh, lịch sự, thân thiện, lễ phép. Nhưng phải từ thế
hệ trước chuyển tiếp đến thế hệ sau mới mong những tinh hoa được tiếp nối…
Có một câu chuyện nhỏ được
báo chí nhắc đến rất nhiều. Năm 2011 nước Nhật bị một cơn sóng thần vĩ đại tại
Fukushima phá tan hàng trăm ngàn căn nhà,hàng ngàn người chết. Tại một trung
tâm phân phát hàng cứu trợ,mọi người già trẻ bé lớn đều xếp hàng để nhận đồ cứu
trợ. Có một vị hảo tâm ôm một gói quà đem tới giao tận tay cho em bé độ năm sáu
tuổi đang đứng trong hàng. Em bé nhận món đồ, cuối mình và nói lời cám ơn. Người
tặng đồ vừa xoay lưng, em bé liền mang gói đồ lên thẳng nơi nhân viên đang phân
phối đồ và xin chia đều cho mọi người. Em bé trở về vị trí cũ tiếp tục đứng xếp
hàng chờ đợi…Một hành vi tuy nhỏ nhưng thể hiện một nền giáo dục rất cao, em ý
thức được rằng lúc hoạn nạn thì ai cũng như ai. Ai cũng nên được hưởng sự giúp
đở ngang bằng nhau. Bản thân em không nên nhận được sự lợi lộc nhiều hơn người
khác.
Làm sao một em bé 5, 6 tuổi có được một tấm
lòng cao thượng như vậy? Phải chăng từ một nền giáo dục đầy nhân tính; từ bố mẹ,
từ ông bà và được ấp ủ lớn khôn trong một xã hội quá ư hoàn hảo ? Liệu xã hội
Việt Nam có là một môi trường tốt để đào tạo những con người có ý thức cao thượng
như thế nầy không?
Hồ Gươm Hà nội
Tôi chưa từng đặt chân đến
Hà Nội một ngày nào, nhưng tôi có rất nhiều thầy cô từ Hà Nội, các bạn bè gốc
gác gia đình họ từ Hà Nội di cư vào Nam năm 54. Cộng thêm các nhà thơ,nhà văn gốc
Hà Nội di cư vào Nam năm 54 cho tôi rất nhiều hình ảnh đẹp của Hà Nội, những
áng văn hay, những tập tục, những lối xã giao thân thiện,lễ phép… rất xứng đáng
với từ “ngàn năm văn vật”. Bây giờ không còn nữa. Đọc qua các báo chí trong nước,
ngoài nước và các khách Việt kiều du lịch…đều đã ta thán về tình trạng xuống cấp
của nền văn minh Hà Nội.
Quả đúng như vị tổng thống V.Havel của Tiệp Khắc
đã tuyên bố:” “Những người Cộng sản có cái biệt tài là biến tất cả những cái đẹp
thành những cái xấu”. Chỉ còn một hy vọng cuối cùng là khi đất nước không còn
ôm mộng ảo xây dựng XHCN thì mới hy vọng Hà Nội và cả đất nước Việt Nam từ từ
phục hồi lại nền văn minh xưa…
:: Ben Trần ::
Cảm nghĩ của anh Ben cũng chính là cảm nghĩ của những người Hà Nội cũ, chúng tôi sinh ra ở Hà Nội , lớn lên ở Sài Gòn, nhưng hình ảnh xưa, con người xưa vẫn luôn trong lòng chúng tôi, từ cách xưng hô qua ông bà cha mẹ của chúng tôi, những lễ nghi trong gia đình , qua những áng văn bất hủ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn cho chúng tôi thấy con người Hà Nội ngày xưa là những trai thanh nữ tú, là bao êm đềm thơ mộng. Nhưng ngày nay ....thật sự nỗi thất vọng ê chề sao nói lên thành lời. Chúng ta chỉ biết ngậm ngùi thương cảm cho thế hê thanh niên sau này chỉ còn thấy thái độ ngang tàng lời nói hống hách cử chỉ như những côn đồ ... Hà Nội đã bị xóa sạch trên bản đồ Việt Nam
ReplyDeleteCác bạn có nhớ trong blog nầy có bài về một bà giáo sư đại học sư phạm Thái Bình đã không biết gì về nhóm Tự lực văn đoàn ? Thật là hết ý, học sinh lớp 8,lớp 9 đã học về các bài văn của Khái Hưng, Nhất Linh....đã biết về Tự lực văn đoàn rồi...
ReplyDeleteĐời cha ăn mặn đời con khác nước là vậy....
Quả thật như anh Ben nói, tôi quá yêu thích Hà Nội CŨ , bởi Hà Nội trong thơ văn, qua những tấm hình cũ của cha mẹ còn sót lại , là những cô gái với chiếc áo dài cổ kính có chiếc kiềng sang trọng trên cồ, là những con đường êm đềm , thanh tịnh , với những góc phố có bao căn nhà xưa cổ , những chàng thanh niên với bộ vest tuy cũ kỹ nhưng vẫn sạch sẽ tươm tất, là một Hà Nội mà tuy gia đình có thật nghèo nàn nhưng họ vẫn trong sạch và nói chuyện thật lễ phép cung kính . Đã mất rồi những nét yêu kiều đó, Như NT đã nói, Hà Nội đã xóa sạch trên bản đồ VN. Hà Nội bây giờ là một nhịp sống vội vã, tranh giành, chửi bới đạp lên nhau mà sống, cờ bạc , giang hồ, đĩ điếm, cướp giật tràn lan, một thành phố mà khi ra đường ai cũng nơm nớp lo ngại cho tính mạng của mình. Hãy đốt một nén hương cho Hà Nội Cũ
ReplyDeleteem là người miền Nam , chỉ có thể biết Hà Nội qua những áng văn tuyệt tác của Tự Lục Văn Đoàn, ai đã xem " Dọc đường gió bụi, cô hàng nước " mà không nhìn thấy một Hà Nội êm đềm, cổ kính. Nhưng bây giờ nhìn thấy HN , nghe thấy HN mà em cảm thấy tiếc như đánh rơi mất một vật gì thật quý giá
ReplyDeleteCác bạn yêu thích nhóm TLVĐ xin mời đọc truyện trong http://vietmessenger.com/books/?nhom=tulucvandoan&author=all các bạn sẽ có những áng văn hay , đọc miệt mài . Chúc các bạn những giây phút trở về ngàn tháng cũ
ReplyDelete