1 . QUÁN KHÔNG
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền
nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở
nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta
bèn ra bờ sông tự tử.
Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái:
- Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
Cô gái buồn bã nói: - Tôi bị người yêu ruồng bỏ, tôi không muốn sống nữa, bởi vì không có anh ấy tôi không sống nỗi.
Vị thương gia vừa nghe xong lập tức nói: - Ồ! Lạ nhĩ, sao lúc chưa có bạn trai, cô có thể tự sống được.
Cô gái vừa nghe xong liền bừng tỉnh và bỏ ngay ý định tự tử.
Ngay lúc đó vị thương gia nọ cũng chợt nhận ra rằng: Khi chưa giàu có ta vẫn sống bình thường, ta cũng tay trắng làm nên mà!
Lúc đó cô gái quay sang hỏi vị thương gia:
- Đêm hôm lạnh lẽo như vậy, ông ra đây để làm gì?
Vị thương gia ậm ừ trả lời: - Ừ… đâu có làm gì, chỉ là ...tản bộ chút vậy thôi”.
Thì ra, dù đã mất tất cả nhưng thực sự cũng chỉ bằng lúc ta chưa có mà thôi. Đây là một tuệ giác lớn!Phần lớn thế hệ chúng ta từng sinh ra trong chiến tranh, lớn lên trong giai đoạn đất nước đói nghèo, gia sản chỉ gói gọn trong một chiếc ba lô nhưng vẫn yêu đời, tin tưởng vào tương lai tươi sáng thì giờ đây rủi thời dẫu có thất thế sa cơ đến tay trắng cũng chẳng đến nỗi nào, vì trước đây ta có cái gì đâu!
Ai thấy được điều này là có trí tuệ. Vì khổ đau, vật
vả, thù hận thậm chí quyên sinh khi mất mát xảy ra, xét cho cùng cũng chỉ thiệt
cho mình.Nhờ quán không nên người con gái trong câu chuyện trên khi mất người
yêu nghĩ rằng không có người yêu thì không sống nỗi, chợt thấy rõ rằng trước
khi chưa gặp “kẻ phản bội” kia thì ta vẫn sống vui, liền lập tức đổi ý không trầm
mình xuống sông nữa.
Người thương gia trắng tay cũng đổi ý khi ngộ ra rằng trước
đây ta cũng từ tay trắng mà lên. Bây giờ trắng tay nhưng cũng chỉ bằng ngày xưa
chứ chưa mất mát tí gì. Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù
thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì
sá gì với được mất, có không, vì vô thường thay đổi vốn là bản chất của cuộc
đời này.
Chúng ta hãy quán chiếu thật sâu sắc vào sự chuyển biến vô thường
của cuộc đời để sống bình thường trước mọi biến động có thể xảy đến với ta bất
cứ lúc nào.
(Fr Nguyễn Thuy Châu)
*****
2. NGHIỆP AI NẤY MANG , DUYÊN AI NẤY HƯỞNG
Chết trong an bình
Tỳ Kheo Visuddhacara –
Là một nhà sư, tôi được yêu cầu đến tụng kinh cho một tang lễ. Tôi cảm thấy buồn cho gia quyến của người chết nhưng đôi khi tôi cũng cảm thấy không giúp được gì vì có quá nhiều khó xử trong vai tṛò của một nhà sư đi tụng kinh đám tang.
Một ngày nọ, một phụ nữ trẻ tuổi đến gặp tôi. Cha cô mới chết sáng hôm đó. Ông mới chỉ 42 tuổi. Cô nói với tôi bằng tiếng Phúc Kiến: “Xin mời thầy đến tụng kinh cầu siêu. Xin thầy mở con đường cho cha tôi”.
Tôi nhìn cô ta với tất cả tấm ḷòng từ bi mà tôi có thể tập trung. Tôi có thể cảm thấy sự bối rối và đau khổ của cô. Cô khoảng chừng 20 tuổi và là một người con gái có hiếu.
*****
2. NGHIỆP AI NẤY MANG , DUYÊN AI NẤY HƯỞNG
Chết trong an bình
Tỳ Kheo Visuddhacara –
Là một nhà sư, tôi được yêu cầu đến tụng kinh cho một tang lễ. Tôi cảm thấy buồn cho gia quyến của người chết nhưng đôi khi tôi cũng cảm thấy không giúp được gì vì có quá nhiều khó xử trong vai tṛò của một nhà sư đi tụng kinh đám tang.
Một ngày nọ, một phụ nữ trẻ tuổi đến gặp tôi. Cha cô mới chết sáng hôm đó. Ông mới chỉ 42 tuổi. Cô nói với tôi bằng tiếng Phúc Kiến: “Xin mời thầy đến tụng kinh cầu siêu. Xin thầy mở con đường cho cha tôi”.
Tôi nhìn cô ta với tất cả tấm ḷòng từ bi mà tôi có thể tập trung. Tôi có thể cảm thấy sự bối rối và đau khổ của cô. Cô khoảng chừng 20 tuổi và là một người con gái có hiếu.
Trong thâm tâm tôi nói thầm với mình: “Trời ơi ! tôi sẽ mở đường cho người như thế nào đây? Con đường tưởng tượng nào tôi sẽ vẽ trong không khí cho hồn tưởng tượng đặt chân lên? Làm sao tôi có thể nói với người phụ nữ trẻ tuổi tội nghiệp đang ở trong tình trạng buồn phiền và bối rối rằng:” không có con đường nào như cô đã tưởng tượng cả ”
photo life-after-joining-ishayoga.blogspot.com.au
Đức Phật cũng có lần ở trong tình thế như vậy và Ngài đã trả lời ra sao?
Một hôm một người trẻ tuổi lại gần Đức Phật và hỏi Ngài: “Bạch Thế Tôn, cha con chết. Xin mời Đức Phật đến và cầu nguyện cho cha con, cứu độ linh hồn ông ấy để ông ấy có thể đi lên thiên đàng. Những người Bà La Môn cử hành những nghi thức này nhưng Đức Phật lại còn mạnh hơn họ nhiều. Nếu Ngài sẽ làm điều đó, chắc chắn hồn cha con sẽ bay thẳng về thiên đàng”.
Đức Phật trả lời, “Rất tốt, hãy đi ra chợ và đem về cho ta hai cái bình đất và một ít bơ”.
Người trẻ tuổi sung sướng vì Đức Phật đã hạ cố thi hành một số thần thông để cứu linh hồn cha của mình. Anh ta vội vã đi ra phố và mua các thứ mà Đức Phật bảo. Đức Phật chỉ dẫn cho anh ta để bơ vào một bình và để đá vào bình kia. Rồi ném cả hai bình đó xuống ao. Người trẻ tuổi làm theo và cả hai bình đều chìm xuống đáy ao. Rồi Đức Phật tiếp tục: “Bây giờ hãy lấy một cái gậy và đập vỡ hai bình đó ở dưới ao”. Người trẻ tuổi làm theo. Hai cái bình bị đập vỡ và bơ thì nhẹ đã nổi lên còn hòn đá vì nặng nên vẫn ở dưới đáy ao.
Rồi Đức Phật nói: “Bây giờ nhanh lên đi tập họp tất cả những thầy tu. Hãy nói với họ đến và tụng kinh để bơ chìm xuống và viên đá nổi lên.” Người trẻ tuổi nhìn Đức Phật, sửng sốt, nói, “Bạch Đức Thế Tôn, Ngài có nói thật không ạ. Chắc chắn Ngài không thể trông chờ bơ nhẹ mà chìm và đá nặng mà nổi. Điều đó ngược lại với quy luật tự nhiên.”
Đức Phật mỉm cười và nói: “Này con, con đã thấy nếu cha con có một cuộc đời LƯƠNG THIỆN thì những HÀNH VI của ông cũng nhẹ như bơ cho dù thế nào thì ông cũng lên thiên đàng. Không ai có thể cản được, ngay cả đến ta. Không ai có thể chống lại NGHIỆP luật thiên nhiên.
Nhưng nếu cha ngươi có một cuộc đời BẤT THIỆN thì cũng giống như hòn đá nặng, cha ngươi sẽ bị chìm vào địa ngục. Dù tụng kinh nhiều đến đâu đi nữa bởi tất cả các thầy tu trên thế giới này cũng không thể gây thành khác được.”
Người trẻ tuổi hiểu ra. Anh thay đổi quan niệm sai lầm của anh và ngừng đi loanh quanh đ̣i hỏi cái không thể làm được.
Nụ cười của Đức Phật đã đi tới điểm:
Không ai có thể cứu chúng ta, sau khi chúng ta chết. Theo NGHIỆP luật, chúng ta
là sở hữu chủ của những hành vi của chúng ta, chúng ta là người thừa hưởng những
hành vi của chúng ta. Những hành vi của chúng ta thực sự là tài sản của chúng
ta. Chúng là chỗ nương tựa thực sự của chúng ta, là những thân nhân thực sự của
chúng ta. Chúng là trung tâm từ đó chúng ta xuất phát.
Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng ta, hay bất cứ thứ đồ dùng của cá nhân chúng ta. Cũng chẳng có thể mang được một trong những người thân để cùng đi với chúng ta. Giống như chúng ta đến một mình theo NGHIỆP của chúng ta thì chúng ta cũng phải ra đi một mình.
Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng ta, hay bất cứ thứ đồ dùng của cá nhân chúng ta. Cũng chẳng có thể mang được một trong những người thân để cùng đi với chúng ta. Giống như chúng ta đến một mình theo NGHIỆP của chúng ta thì chúng ta cũng phải ra đi một mình.
Nếu chúng ta hiểu rõ
NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy sống một cuộc đời LƯƠNG THIỆN quan
trọng đến như thế nào trong khi chúng ta còn sống.
Đợi đến lúc chết
thì sẽ quá muộn.
( Fr Tweety Nguyễn)
*****
*****
Hai câu chuyện này thât hay và thâm thúy, cám ơn anh Ben đã sưu tầm những câu chuyện hay như vậy để chúng tôi có mà dạy dỗ con cái cho chúng hiểu ít nhiều về giáo lý của Phât và sự sống sao cho đúng
ReplyDeleteCám ơn chị Thùy Dung cho ý kiến,các bạn bốn phương thích đọc là anh em tụi tui khoái rồi. Kỳ rồi có đăng bài "Thiền sư và cô lái đò" cũng hay lắm đó. Chắc chi đã không bỏ qua ?? Tôi dự định mỗi tuần đăng một bài về chuyện thiền cho các bạn thưởng thức.
ReplyDeleteCó một điều là những chuyện về Thiền nghiêng về Phật giáo nhiều hơn. Các bạn nào có những câu chuyện về Thiên Chúa giáo muốn cho bạn đọc cùng chia sẻ thì cứ gởi vào, chúng tôi sẽ đăng để cùng học hỏi. Gởi vào theo địa chỉ: bentran81@gmail.com
Các bạn nên nhớ là blog nầy thêm hấp dẫn và lớn mạnh là tùy thuộc vào các bạn thôi. Chúng ta càng ngày càng lớn tuổi chúng ta cần một vườn hoa văn nghệ để an vui tuổi già.
Chúc các bạn 1 ngày vui.
Truyen Thien rat hay do anh Ben. Tieep tuc di moi tuan dang 1 bai la duoc lam do.
ReplyDeleteTôn Giáo là để chúng ta có một niềm tin tinh thần, dựa vào đó để đứng lên sau những lần vấp ngã, đều luôn dạy cho chúng ta những hướng đi đúng , Chân Thiện Mỹ, nhưng có lẽ những câu chuyện giáo lý thì bên Phật có nhiều hơn. Làm Cha mẹ. chúng ta ai cũng muốn con cái có một hướng đi tốt, thì Phật hay Chúa cũng đều muốn con chiên hay phật tử của mình như vậy. Thùy Dung tự trong lòng đã là một người mẹ tốt lại thêm những câu chuyện hay về tâm linh Phật Giáo thì Kim Nguyễn chắc chắn một điều con em sẽ là những người tốt vì đã được hấp thụ sự dẩn dắt của mẹ.
ReplyDelete